Hiện tại theo quy định của Luật Doanh nghiệp (DN) 2005 có thể thành lập được những loại hình doanh nghiệp sau đây:
Bước 2: Lựa chọn tên công ty để thành lập doanh nghiệp
Theo quy định tại điều 31 Luật DN thì tên của DN sẽ bao gồm 2 thành phần cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, là loại hình doanh nghiệp;
– Thứ hai, tên riêng của doanh nghiệp Bước 3: Lựa chọn trụ sở chính của công ty
Theo quy định tại điều 35 của Luật Doanh nghiệp 2005 thì: “Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”
Note: Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng cần lưu ý thêm rằng theo nội dung của công văn số 1544 của Sở xây dựng về việc cấm sử dụng nhà ở chung cư làm văn phòng theo quy định này thì khi doanh nghiệp được đặt tại các tòa cao ốc thì phải có hợp đồng thuê mặt bằng được phép sử dụng vào mục đích kinh doanh. Bước 4: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Theo Quy định tại điều 7 Luật Doanh nghiệp:
Ngành, nghề và điều kiện kinh doanh:
1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
2. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
3. Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề kinh doanh bị cấm.
4. Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
Bên cạnh đó là quy định mới nhất về Đăng ký kinh doanh là nghị định số 43/2010/NĐ-CP tại khoản 1 điều 7 thì: “Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được ghi và mã hóa theo ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghề cấm kinh doanh” Bước 5: Lựa chọn vốn điều lệ
Hiện nay, vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty có ý nghĩa về mặt hình thức nhiều hơn là nội dung. Và mọi người thường nghĩ là đăng ký vốn điều lệ chỉ để lấy lệ mà thôi, tùy nghi lựa chọn.
Theo khoản 6 điều 4 Luật DN thì: “Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty”. Vốn điều lệ tại thời điểm này chỉ liên quan duy nhất đến mức thuế môn bài hàng năm mà doanh nghiệp phải nộp ngân sách. Bước cuối cùng: tiến hành các thủ tục Đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và con dấu pháp nhân