Trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư do chuyển nhượng dự án đầu tư.
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
Các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển nhượng dự án do mình thực hiện cho nhà đầu tư khác, gồm các trường hợp:
– Chuyển nhượng dự án không gắn với việc chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế;
– Chuyển nhượng dự án gắn với việc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức chuyển nhượng (bên nhận chuyển nhượng không thành lập tổ chức kinh tế mới);
– Chuyển nhượng dự án gắn với việc chấm dứt hoạt động của tổ chức chuyển nhượng dự án và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng thành lập tổ chức kinh tế mới để tiếp tục triển khai dự án đầu tư đó;
2. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:
– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nhận giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
– Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ:
+ Thụ lý hồ sơ.
+ Gửi hồ sơ xin ý kiến thẩm tra, góp ý của các cơ quan liên quan (nếu cần).
+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ (thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, TB tình trạng đang xử lý của h/sơ hoặc phê duyệt / trình UBND Thành phố phê duyệt).
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phân “một cửa”.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
3.1 Thành phần hồ sơ
– Bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư
– Bản đăng ký chuyển nhượng dự án;
– Hợp đồng chuyển nhượng dự án;
– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư nhận chuyển nhượng:
+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy tờ tương đương khác của nhà đầu tư là tổ chức (đối với nhà đầu tư nước ngoài phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định); Quyết định uỷ quyền kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân khác của người đại diện theo uỷ quyền;
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của nhà đầu tư là cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn lực hoặc Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
– Báo cáo tình hình hoạt động triển khai dự án đến thời điểm điều chỉnh;
– Bản sao Giấy CNĐT, Điều lệ doanh nghiệp;
– Đối với trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với việc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức chuyển nhượng: Sau khi cơ quan cấp chứng nhận đầu tư phê chuẩn việc việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể theo qui định pháp luật.
– Đối với trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với việc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thành lập tổ chức kinh tế mới để tiếp tục triển khai dự án đầu tư đó: xem hướng dẫn cấp Giấy CNĐT gắn với thành lập doanh nghiệp; tổ chức chuyển nhượng sau khi chuyển nhượng thực hiện thủ tục giải thể theo qui định pháp luật.
– Trường hợp chuyển nhượng dự án kèm theo các điều chỉnh khác về nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các nội dung về mục tiêu, qui mô, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn của dự án:
3.2 Số lượng hồ sơ:
– Trường hợp dự án thuộc diện đăng ký đầu tư : 01 bộ hồ sơ gốc
– Trường hợp dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư: 08 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ gốc;
– Trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ: 10 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ gốc.
4. Thời hạn giải quyết
– 15 ngày làm việc (trường hợp dự án thuộc diện đăng ký đầu tư).
– 30 ngày làm việc (trường hợp dự án điều chỉnh thuộc diện thẩm tra đầu tư);
– 37 ngày làm việc (trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ).
5. Cơ quan thực hiện TTHC
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố Hà Nội / Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận một cửa (Văn phòng Sở), Phòng Đầu tư nước ngoài thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội.
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội …).