Trình tự thực hiện thủ tục:
Bước 1: Tổ chức, công dân có nhu cầu nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công Thương. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì giao phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả;
Bước 2: Hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển về Phòng Quản lý công nghiệp để thẩm định và trình Lãnh đạo Sở ký. Kết quả được chuyển trả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
Bước 3: Thu phí, lệ phí, trả kết quả cho tổ chức, công dân.
Cách thức thực hiện thủ tục: Tổ chức, công dân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả”
Thành phần, số lượng bộ hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép sản xuất rượu (tương tự như mẫu đơn đề nghị – phụ lục 1, kèm theo Thông tư số 10/TT-BCT, ngày 25/7/2008),riêng đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung cần nêu rõ nội dung cần sửa đổi bổ sung và kèm theo các tài liệu có liên quan)
– Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh ,bản sao hợp lệ giấy chứng nhận mã số thuế;
-Tài liệu liên quan đến cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 05 năm gần nhất,trong đó cần nêu rõ chỉ tiêu sản lượng sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm rượu, các khoản thuế đã nộp, lợi nhuận (đối với các cơ sở sản xuất rượu đang hoạt động);
+ Dự kiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (sản lượng từng nhóm sản phẩm, nộp thuế, lợi nhuận) cho 05 tiếp theo kể từ năm xin cấp Giấy phép;
+ Bảng kê danh mục máy móc,thiết bị chuyên ngành các công đoạn chính như nấu,lên men,chưng cất,chiết rót…;
+ Bảng kê danh mục thiết bị chuyên ngành đo lường,kiểm tra chất lượng men rượu, hàm lượng đường ,nồng độ cồn;
+ Bảng kê danh mục các máy móc, thiết bị để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm; bản thiết kế hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm;
+ Bảng kê diện tích,sơ đồ thiết kế nhà xưởng,kho tàng,văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác.Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu nhà xưởng,công trình và quyền sử dụng đất (hợp đồng thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…)
+ Bản sao hợp lệ bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn,giấy chứng nhận sức khoẻ và Hợp đồng lao động với người lao động kỹ thuật, người trực tiếp sản xuất.
– Tài liệu liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Bản sao hợp lệ hồ sơ đăng ký chất lượng, bản công bố tiêu chuẩn chất lượng;
+ Bản sao hợp lệ của giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm rượu;
– Tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ:
+ Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan thẩm quyền cấp;
+ Bản sao hợp lệ văn bản thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy do cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền cấp;
+ Hồ sơ thiết kế và danh mục phương tiện,thiết bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết thủ tục: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
Cơ quan thực hiện:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công thương
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công thương
Phí, lệ phí:
Khu vực thành phố:
– Mức thu phí thẩm định điều kiện sản xuất: 300.000 (ba trăm ngàn) đồng/doanh nghiệp sản xuất.
– Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất (cấp mới, cấp lại hoặc đổi giấy phép): 50.000 (năm mươi ngàn) đồng/giấy.
Khu vực thuộc các huyện:
– Mức thu phí thẩm định điều kiện sản xuất: 150.000 (một trăm năm mươi nghìn) đồng/doanh nghiệp sản xuất.
– Mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất (cấp mới, cấp lại hoặc đổi giấy phép): 25.000 (hai mươi lăm ngàn) đồng/giấy.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu (Phụ lục 1, kèm theo Thông tư số 10/TT-BCT, ngày 25/7/2008)
Các yêu cầu, điều kiện thực hiện:
– Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh sản xuất rượu;
– Sản xuất rượu phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia – Rượu – Nước giải khát được phê duyệt;
– Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm rượu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Đảm bảo các điều kiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường;
– Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu sản phẩm rượu tại Việt nam;
– Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành nghề sản xuất rượu;
– Người tham gia trực tiếp sản xuất rượu phải đảm bảo sức khoẻ, không mắc bệnh truyền nhiễm.
Căn cứ pháp lý để giải quyết:
– Nghị định 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008;
– Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25/7/2008;
Luật sư công ty luật Gia Nguyễn tư vấn