Chính phủ | Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam |
——— | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số 04/2005/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2005 |
Nghị định của chính phủ
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động
Chính phủ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binhvà Xã hội,
Nghị định
Chương I
Những quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về khiếu nại, tố cáo và giảiquyết khiếu nại, tố cáo về lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này được áp dụng đối với người lao động,tập thể lao động và người sử dụng lao động bao gồm:
1. Người lao động, tập thể lao động làm việc trong cáctổ chức sau đây:
a. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanhnghiệp nhà nước;
b. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanhnghiệp;
c. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tưnước ngoài tại Việt nam;
d. Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội
đ. Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tácxã;
e. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp,tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
g. Đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc lực lượng Quân độinhân dân, Công an nhân dân;
h. Cơ quan, tổ chức có ký kết hợp đồng với người laođộng để đưa đi nước ngoài đào tạo, tu nghiệp, nâng cao tay nghề;
i. Trang trại, cá nhân, hộ gia đình có sử dụng laođộng;.k. Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế,giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành khác;
l. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chứcquốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo pháp luật laođộng Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
2. Người sử dụng lao động bao gồm:
a. Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước, doanhnghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợpdanh;
b. Chủ nhiệm hợp tác xã, cá nhân, chủ hộ gia đình cóthuê mướn lao động;
c. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổchức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hộinghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác có sử dụnglao động theo hợp đồng lao động;
d. Thủ trưởng đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc lực lượngQuân đội nhân dân, Công an nhân dân có sử dụng lao động theo hợp đồng laođộng;
đ. Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cơquan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Namcó sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
e. Giám đốc các doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan, tổchức, cá nhân người Việt Nam đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng laođộng là người nước ngoài.
3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quyđịnh của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó
Điều 3. Đối tượng không áp dụng
1. Nghị định này không áp dụng cho các đối tượng sauđây:
a. Cán bộ, công chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
b. Xã viên hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã;
c. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệpvà viên chức thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân;
d. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cáchình thức quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Bộ Luật Lao động.
2. Nghị định này không áp dụng đối với các trườnghợp:
a. Khiếu nại, tố cáo về những quyết định, hành vi khôngthuộc quan hệ lao động;
b. Các trường hợp khởi kiện theo quy định của Bộ luậtTố tụng dân sự về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểunhư sau:
1. “Khiếu nại” là việc người lao động, tập thểlao động yêu cầu cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định,hành vi của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hànhvi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp củamình.
2. “Tố cáo” là việc người lao động, tập thểlao động báo cáo cho cá nhân, cơ quan có thẩm quyền biết về quyết định,hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao.động gây thiệthại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợn ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của người lao động, tập thể lao động.
3. “Người khiếu nại” là người lao động, tậpthể lao động thực hiện quyền khiếu nại.
4. “Người bị khiếu nại” là người sử dụng laođộng có quyết định, hành vi bị khiếu nại.
5. “Người tố cáo” là người lao động, tập thểlao động thực hiện quyền tố cáo.
6. “Người bị tố cáo” Là người sử dụng laođộng có quyết định, hành vi bị tố cáo.
7. “Người giải quyết khiếu nại” là cơ quan, cánhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
8. “Người giải quyết tố cáo” là cơ quan, cánhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
9. “Giải quyết khiếu nại” là việc xác minh, kếtluận và ra quyết định giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại.
10. “Giải quyết tố cáo” là việc xác minh, kếtluận nội dung tố cáo và quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyềngiải quyết tố cáo.
11. “Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lựcpháp luật” bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyếtđịnh giải quyết khiếu nại lần tiếp theo mà trong thời hạn do pháp luật quyđịnh, người khiếu nại không khiếu nại tiếp; quyết định giải quyết khiếunại cuối cùng.
12. “Chánh thanh tra Sở” là Chánh thanh tra Sở Laođộng – Thương binh và Xã hội.
13. “Chánh thanh tra Bộ” là Chánh thanh tra Bộ Laođộng – Thương binh và Xã hội.
14. “Quyết định lao động” là Quyết định bằngvăn bản của người sử dụng lao động được áp dụng đối với người laođộng, tập thể lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ xã hội liênquan trực tiếp với quan hệ lao động.
15. “Hành vi lao động” là hành vi của người sửdụng lao động thực hiện trong quan hệ lao động và các quan hệ xã hội liênquan trực tiếp với quan hệ lao động.
16. Ngày được tính để xác định thời hiệu khiếu nạivà thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo là ngày làm việc của cơ quan hànhchính nhà nước hoặc cá nhân có quyền nhận đơn khiếu nại, tố cáo.
Điều 5. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Khách quan, trung thực, đúng pháp luật.
2. Kịp thời, nhanh chóng và công khai.
3. Đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theoquy định của pháp luật.
Chương II
Giải quyết khiếu nại
Mục 1
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a. Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đểthực hiện quyền khiếu nại;.
b. Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giảiquyết khiếu nại lần đầu của người sử dụng lao động và Thanh tra viên laođộng khi tiến hành thanh tra thì có quyền khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở; người khiếu nại và người bị khiếu nại không đồng ý quyết định giảiquyết của Chánh thanh tra Sở thì có quyền tiếp tục khiếu nại đến Chánh thanhtra Bộ;
c. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâmphạm, được bồi thường thiệt hại theo quyết định giải quyết khiếu nại;
d. Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quátrình giải quyết.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ:
a. Gửi đơn khiếu nại đến đúng người có thẩm quyềngiải quyết.
b. Đơn phải nêu rõ lý do, nội dung khiếu nại, trình bàytrung thực sự việc; cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cần thiết (nếucó); chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại và các thôngtin, tài liệu, chứng cứ đã cung cấp;
c. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếunại đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a. Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết địnhlao động, hành vi lao động bị khiếu nại;
b. Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại củangười giải quyết khiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giảiquyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại.
2. Người sử dụng lao động bị khiếu nại có các nghĩavụ sau đây:
a. Tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại lần đầu về laođộng;
b. Có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định laođộng, hành vi lao động bị khiếu nại; nếu thấy trái pháp luật thì kịp thờisửa chữa, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
c. Giải trình về quyết định lao động, hành vi lao độngbị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan khi cơ quancó thẩm quyền yêu cầu;
d. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếunại về lao động đã có hiệu lực pháp luật;
đ. Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyếtđịnh, hành vi trái pháp luật lao động của mình gây ra theo quy định củapháp luật.
Mục 2
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Điều 8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyếtkhiếu nại lần đầu của người lao động, của tập thể lao động.
2. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động cóquyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại về lao động theo quy định của phápluật.
3. Chánh thanh tra Sở có thẩm quyền giải quyết khiếu nạivề lao động mà người sử dụng lao động hoặc Thanh tra viên lao động đãgiải quyết nhưng còn khiếu nại..
4. Chánh thanh tra Bộ có thẩm quyền giải quyết khiếu nạivề lao động mà Chánh thanh tra Sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyếtđịnh giải quyết của Chánh thanh tra Bộ là quyết định giải quyết cuối cùng.
Điều 9. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày người khiếunại nhận được quyết định lao động hoặc biết được có hành vi lao động.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đicông tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà ngườikhiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thìthời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Điều 10. Quyền lựa chọn người giải quyết khiếu nại
Người lao động, tập thể lao động nếu không khởi kiệnvụ án lao động tại Toà án có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại theo quyđịnh tại Nghị định này.
Mục 3
Thủ tục giải quyết khiếu nại
Điều 11. Các trường hợp khiếu nại không thụ lý đểgiải quyết
1. Nội dung quyết định, hành vi của người bị khiếu nạikhông thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động và không liên quantrực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sựđầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp.
3. Người đại diện của người khiếu nại không hợp pháp.
4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đãhết.
5. Đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
6. Việc khiếu nại đã hoặc đang được Toà án nhân dânthụ lý giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luậtcủa Toà án.
Điều 12. Thủ tục khiếu nại
1. Người khiếu nại phải có đơn ghi rõ ngày, tháng, nămkhiếu nại, họ, tên, địa chỉ, lý do, nội dung khiếu nại; tên, địa chỉ củatổ chức, cá nhân sử dụng lao động bị khiếu nại; yêu cầu của người khiếunại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký. Đơn khiếu nại phải đượcgửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
2. Trường hợp người khiếu nại trực tiếp trình bàykhiếu nại thì người có trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viếtthành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, có chữký của người khiếu nại.
3. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông quangười đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh quyền đạidiện hợp pháp của mình và việc khiếu nại phải thực hiện đúng theo thủ tụcquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 13. Thụ lý để giải quyết khiếu nại
1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhậnđược đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết phải thụ lý để giảiquyết. Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông báo và hướngdẫn người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết,đồng.thời, gửi kèm các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại(nếu có). Việc thông báo chỉ thực hiện một lần với một vụ việc khiếu nại.
2. Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nộidung tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết nội dung khiếu nại, còn nộidung tố cáo thì chuyển cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quyđịnh tại Điều 26 Nghị định này. 3. Khi tiến hành thanh tra, nếu người laođộng hoặc tập thể lao động khiếu nại về quyết định lao động, hành vi laođộng thì Thanh tra viên lao động xử lý như sau:
a. Nếu là đơn đã được người sử dụng lao động giảiquyết lần đầu thì hướng dẫn người lao động, tập thể lao động gửi đơnkhiếu nại tiếp đến Chánh thanh tra Sở;
b. Nếu là đơn khiếu nại lần đầu thì tiếp nhận và thụlý để giải quyết.
Điều 14. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lầnđầu
1. Người lao động, tập thể lao động khiếu nại lần đầuvề quyết định lao động, hành vi lao động của người sử dụng lao động thìngười sử dụng lao động hoặc thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra(sau đây viết tắt là người giải quyết khiếu nại lần đầu) phải tiếp nhận,giải quyết theo trình tự:
a. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn,người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thôngbáo bằng văn bản cho người khiếu nại biết;
b. Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kểtừ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạngiải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lýgiải quyết.
c. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ,đối thoại trực tiếp với người khiếu nại; đối với khiếu nại của tập thểlao động thì phải có sự tham gia của đại diện công đoàn cơ sở, đối vớinhững nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì phải có đại diện củangười lao động (Công đoàn cấp trên) có sự tham gia của hoà giải viên laođộng hoặc tổ chức đoàn thể quần chúng khác. Việc giải quyết khiếu nại củangười giải quyết khiếu nại lần đầu phải bằng quyết định giải quyết khiếunại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải cócác nội dung sau đây:
a. Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b. Tên, địa chỉ của người lao động, người sử dụng laođộng;
c. Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc saitoàn bộ;
d. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
đ. Giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ một phần hay toànbộ quyết định, chấm dứt hành vi bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụthể trong nội dung khiếu nại;
e. Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
g. Quyền khiếu nại tiếp của người khiếu nại, người bịkhiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nạilần đầu phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại (nếungười giải quyết khiếu nại lần đầu là Thanh tra viên lao động khi tiến hànhthanh tra), Chánh thanh tra Sở, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương, các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 15. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lầntiếp theo
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn giải quyếtlần đầu mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyềngửi đơn khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở..
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyếtđịnh giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thìcó quyền gửi đơn khiếu nại tiếp đến Chánh tranh tra Sở.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơnkhiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì người giải quyếtkhiếu nại lần tiếp theo phải thụ lý và thông báo cho người khiếu nại bằngvăn bản.
4. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần tiếp theo không quá45 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì cũng không quá60 ngày.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyếtđịnh giải quyết khiếu nại của chánh thanh tra Sở mà người khiếu nại, ngườibị khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại tiếp đến Chánh thanh traBộ.
Điều 16. Yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện quyếtđịnh, hành vi của người sử dụng lao động
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy quyếtđịnh, hành vi bị khiếu nại của người sử dụng lao động có thể gây thiệthại đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động hoặc gây thiệt hạinghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước thì Chánh thanh tra Sở có quyền yêu cầu
Người sử dụng lao động tạm đình chỉ thực hiện quyếtđịnh, hành vi đó cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 17. Quyền của Chánh thanh tra Sở khi giải quyếtkhiếu nại
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Chánh thanh traSở có quyền:
a. Gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với những người khiếunại và người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu củangười khiếu nại và hướng giải quyết;
b. Yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệuvà những bằng chứng về nội dung khiếu nại;
c. Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bảnvề những nội dung bị khiếu nại;
d. Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại đểtổ chức đối thoại trực tiếp;
đ. Xác minh lại chỗ;
e. Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp kháctheo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu củaChánh Thanh tra Sở theo quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện đúngcác yêu cầu đó.
Điều 18. Quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo
1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phảibằng văn bản và có các nội dung:
a. Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b. Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếunại;
c. Nội dung khiếu nại;
d. Kết quả thẩm tra, xác minh;
đ. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
e. Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyếtkhiếu nại trước đó;
g. Giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi,huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định, chấm dứt hành vi bị khiếu nại;giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
h. Việc bồi thường thiệt hại (nếu có);.i. Quyền khiếunại tiếp của người khiếu nại, người bị khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanh traSở phải gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, Liên đoàn Lao độngtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội, các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 19. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồsơ.
Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a. Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
b. Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giámđịnh
c. Các tài liệu khác có liên quan;
d. Quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trangtheo thứ tự tài liệu và được lưu trữ theo quy định của pháp luật. Trườnghợp người khiếu nại tiếp tục khiếu nại thì hồ sơ đó phải được chuyểncho cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp khi có yêu cầu.
Mục 4
Xem xét lại quyết định giải quyết khiếunại cuối cùng vi phạm pháp luật
Điều 20. Căn cứ để xem xét lại quyết định giải quyếtkhiếu nại cuối cùng
1. Khi có một trong những căn cứ sau đây thì nhữngngười quy định tại Điều 21 của Nghị định này có thẩm quyền xem xét lạiquyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng:
a. Phát hiện tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dungcủa quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;
b. Nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại cuốicùng không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ việc khiếu nại;
c. Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục khi xácminh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng gây thiệthại tới lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trongquan hệ lao động;
d. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
2. Thời hiệu xem xét lại quyết định giải quyết khiếunại cuối cùng là 24 tháng, kể từ ngày quyết định đó có hiệu lực phápluật.
Điều 21. Người có thẩm quyền xem xét lại quyết địnhgiải quyết khiếu nại cuối cùng
1. Chánh thanh tra Bộ khi phát hiện có một trong những căncứ quy định tại Điều 20 của Nghị định này thì phải có trách nhiệmxem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khiphát hiện có một trong những căn cứ quy định tại điều 20 của Nghị địnhnày thì yêu cầu Chánh thanh tra Bộ xem xét lại quyết định giải quyết khiếunại cuối cùng.
3. Khi xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuốicùng, người có thẩm quyền giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết địnhgiải quyết đó..
Mục 5
Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
Có hiệu lực Pháp luật
Điều 22. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại cóhiệu lực pháp luật
1. Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực phápluật thì người sử dụng lao động, người lao động, tập thể lao động, cơquan tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh.
2. Trường hợp khiếu nại đúng thì người bị khiếu nạicó trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, chấm dứthành vi bị khiếu nại; sửa đổi, huỷ bỏ quyết định bịkhiếu nại, xin lỗicông khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho người lao động.
3. Trường hợp khiếu nại không đúng, người giải quyếtkhiếu nại giải thích, yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định giảiquyết khiếu nại; trong trường hợp cần thiết người giải quyết khiếu nại cóthể yêu cầu Thanh tra lao động thực hiện các biện pháp theo thẩm quyền đểđảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệulực pháp luật.
Điều 23. Kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyếtkhiếu nại
Chánh thanh tra Sở và Chánh thanh tra Bộ có trách nhiệmkiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực phápluật
Chương III
giải quyết tố cáo
Mục 1
Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo,người bị tố cáo
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a. Gửi đơn tố cáo hoặc trực tiếp tố cáo với Chánhthanh tra Sở hoặc Thanh tra viên lao động khi đang tiến hành thanh tra về hànhvi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động;
b. Người tố cáo không đồng ý kết luận giải quyết củaThanh tra viên lao động, Chánh thanh tra Sở thì có quyền tố cáo đến Chánhthanh tra Bộ;
c. Yêu cầu được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, búttích của mình;
d. Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
đ. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ,trù dập, trả thù.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a. Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình hoặc của ngườiđại diện tập thể lao động;
b. Trình bày trung thực, cung cấp những tài liệu, chứngcứ liên quan đến nội dung tố cáo;
c. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo saisự thật.
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo.1.Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a. Được thông báo về nội dung bị tố cáo;
b. Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung bị tố cáolà không đúng sự thật;
c. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâmphạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáokhông đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
d. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý người tố cáosai sự thật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a. Giải trình về nội dung bị tố cáo; cung cấp thông tin,tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung bị tố cáo khi cơ quan có thẩmquyền yêu cầu;
b. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quancó thẩm quyền;
c. Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi viphạm pháp luật lao động của mình gây ra.
Mục 2
Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Điều 26. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Chánh thanh tra Sở, Thanh tra viên lao động khi tiếnhành thanh tra có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
2. Chánh thanh tra Bộ có thẩm quyền kết luận, giải quyếtcuối cùng về kết luận giải quyết tố cáo của Chánh thanh tra Sở hoặc củaThanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra.
Mục 3
Thủ tục giải quyết tố cáo
Điều 27. Thủ tục tố cáo
Người tố cáo phải gửi đơn đến Chánh thanh tra Sở hoặcThanh tra viên lao động khi đang tiến hành thanh tra tại doanh nghiệp. Trong đơntố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo hoặc người đạidiện tập thể lao động có đơn tố cáo; nội dung tố cáo. Trường hợp ngườitố cáo đến trình bày trực tiếp thì Thanh tra viên lao động hoặc cán bộthuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ghi lại nội dungtố cáo, họ, tên, địa chỉ người tố cáo; có chữ ký của người tố cáo đểbáo cáo Chánh thanh tra Sở xem xét, giải quyết.
Điều 28. Xử lý đơn tố cáo
1. Cơ quan nhà nước nhận được đơn tố cáo có tráchnhiệm phân loại và xử lý như sau:
a. Nếu tố cáo thuộc quyền giải quyết thì phải thụ lýđể giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này;
b. Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thìchậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tốcáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu chứng cứ có liên quan (nếu có)cho Chánh thanh tra Sở, nơi có trụ sở chính của người sử dụng lao động bịtố cáo;
c. Nếu tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm thì chuyểncho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xử lý theo quy định của pháp luật..
2. Trường hợp quyết định, hành vi bị tố cáo của ngườisử dụng lao động có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước,tính mạng, sức khoẻ của người lao động thì cơ quan nhận được đơn phảibáo ngay cho Chánh thanh tra Sở nơi xảy ra quyết định, hành vi của người sửdụng lao động bị tố cáo để có biện pháp ngăn chặn.
3. Trường hợp Chánh thanh tra Sở hoặc Thanh tra viên laođộng khi đang tiến hành thanh tra nhận được thông tin người tố cáo bị đedoạ, trù dập, trả thù thì phải có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp vớicác cơ quan chức năng liên quan làm rõ, có biện pháp bảo vệ người tốcáo, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý người có hành vi đedoạ, trù dập, trả thù người tố cáo.
Điều 29. Thời hạn giải quyết tố cáo
Thời hạn giải quyết tố cáo về lao động không quá 60ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thìthời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từngày thụ lý để giải quyết.
Điều 30. Tiếp nhận thông tin, tài liệu về tố cáo
Khi trực tiếp tiếp nhận thông tin, tài liệu do người tốcáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì người giảiquyết tố cáo phải làm giấy biên nhận, có chữ ký của người tiếp nhận vàngười cung cấp.
Điều 31. Bảo đảm quyền của người bị tố cáo
Trong quá trình giải quyết tố cáo, người được giaonhiệm vụ xác minh phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưara các bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung bị tố cáo.
Điều 32. Thu thập chứng cứ
Việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình xácminh, giải quyết tố cáo về lao động phải được ghi chép thành văn bản vàlưu vào hồ sơ giải quyết tố cáo. Sau khi kết thúc việc xác minh, ngườiđược giao nhiệm vụ xác minh phải có văn bản kết luận về nội dung tố cáo.
Điều 33. Xử lý nội dung tố cáo
Căn cứ vào kết quả xác minh, kết luận về nội dung tốcáo, Chánh thanh tra Sở, Thanh tra viên lao động tiến hành xử lý như sau:
1. Trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luậtlao động thì phải có kết luận rõ và thông báo bằng văn bản cho người tốcáo, người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Trường hợp người bị tố cáo vi phạm pháp luật laođộng thì có văn bản yêu cầu người bị tố cáo thực hiện đúng quy địnhcủa pháp luật lao động và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để áp dụngcác hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị cơ quan nhà nướccó thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp hành vi của người bị tố cáo có dấu hiệutội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát nhân dânđể giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Kết luận giải quyết tố cáo phải được thể hiện bằngvăn bản và được gửi cho người tố cáo, người bịtố cáo, cơ quan, tổ chức,cá nhân có liên quan.
Điều 34. Giữ bí mật và đảm bảo an toàn cho ngườitố cáo
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận hoặc giảiquyết tố cáo phải giữ bí mật người tố cáo, không được tiết lộ họ tên,địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác có hại chongười tố cáo.
Điều 35. Hồ sơ giải quyết tố cáo.
Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ, baogồm:
a. Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;
b. Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu,chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;
c. Bản giải trình của người bị tố cáo;
d. Kết luận về nội dung tố cáo; văn bản kiến nghị biệnpháp xử lý;
đ. Các tài liệu khác có liên quan;
e. Quyết định xử lý.
Chương IV
Quản lý công tác Giải quyết khiếu nại, tốcáo
Điều 36. Nội dung quản lý công tác giải quyết khiếunại, tố cáo
a. Ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật về giải quyếtkhiếu nại, tố cáo;
b. Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức việc thực hiệncác quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
c. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định củapháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo;
đ. Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo;
e. Tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếunại, tố cáo.
Điều 37. Trách nhiệm Bộ Lao động – Thương binh và Xãhội
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệmtrước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếunại, tố cáo về lao động trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ.
Chương V
Khen thưởng và xử lý vi phạm
Điều 38. Khen thưởng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệthại cho Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động thìđược khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Xử lý vi phạm
Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theotính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chínhhoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồithường thiệt hại theo quy định của pháp luật:
1. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người kháckhiếu nại, tố cáo sai sự thật.
2. Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vukhống, gây rối trật tự công cộng, gây thiệt hại cho lợi ích của cơ quan, tổchức, cá nhân.
3. Tố cáo sai sự thật..
4. Đe doạ, trả thù, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo,người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại,quyết định xử lý tố cáo.
6. Vi phạm các quy định khác của pháp luật khiếu nại,tố cáo về lao động.
Điều 40. Xử lý vi phạm của người có trách nhiệm giảiquyết khiếu nại, tố cáo
Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo nếucó một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm màbị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hạithì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
1. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tốcáo.
2. Gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiệnquyền khiếu nại, tố cáo.
3. Cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyếtkhiếu nại, tố cáo.
5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo trái phápluật.
6. Không kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để chấmdứt hành vi vi phạm pháp luật.
7. Đe doạ, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo;bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo.
8. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếunại, tố cáo.
Chương VI
Điều khoản thi hành
Điều 41. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kểtừ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định nàyđều bãi bỏ.
2. Những khiếu nại, tố cáo đã được thụ lý, đang xemxét, giải quyết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì đượctiếp tục giải quyết theo quy định của Nghị định này.
Điều 42. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cótrách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này. Các Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người lao động, tập thể laođộng và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. Chính phủ
thủ tướng
Đã ký: Phan Văn Khải