Thành lập công ty 100 vốn nước ngoài, thành lập công ty liên doanh của công ty luật cụ thể như sau:
Hồ sơ thành lập công ty 100% vốn nước ngoài và thành lập công ty liên doanh bao gồm các giấy tờ sau:
1. Các vấn đề khách hàng được tư vấn để thành lập công ty 100 vốn nước ngoài, công ty liên doanh:
– Chúng tôi tư vấn cho bạn toàn bộ hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề thành lập;
– Tư vấn cơ cấu nhân sự trong công ty.
– Tư vấn hồ sơ tài liệu chuẩn bị thành lập công ty liên doanh
– Tư vấn về vốn đầu tư ban đầu.
– Cơ cấu thành viên công ty.
– Tư vấn cách đặt tên Doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của hoạt động kinh doanh và tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp.
– Tư vấn về đăng ký ngành nghề Đăng ký kinh doanh (lựa chọn, sắp xếp ngành nghề và dự tính ngành nghề kinh doanh sắp tới), tư vấn những điều kiện trước, những điều kiện sau đối với nghành nghề đăng ký kinh doanh.
– Tư vấn về kiến thức thuế của doanh nghiệp khi đi vào hoạt động.
– Tư vấn cách phân chia lợi nhuận của các thành viên công ty khi quyết toán sau năm tài chính.
– Tư vấn về các vấn đề thuế đối với doanh nghiệp khi đi vào hoạt động (Cung cấp mẫu tờ khai và hướng dẫn kê khai thuế.
2. Tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty liên doanh, công ty 100 vốn nước ngoài:
Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, công ty luật chúng tôi tiến hành soạn thảo các văn bản sau:
1. Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư – theo mẫu I-3 và hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản theo phụ lục IV.1 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư).
3. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh). Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (và được ký từng trang) của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần Nội dung điều lệ phải đầy đủ nội dung theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp.
4. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp – theo mẫu I-8 hoặc I-9 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 hoặc mẫu II-4 của Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
5. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:
– Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (Khoản 3 Điều 15 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ). Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
– Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực (Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ).
6. Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
7. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh – Áp dụng với thủ tục thành lập công ty liên doanh. (Tham khảo Điều 54, 55 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ)
8. Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
3. Thủ tục đại diện theo ủy quyền trước các cơ quan, đơn vị
– Đại diện trên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ Thành lập DN.
– Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT.
– Nhận kết quả là Giấy chứng nhận ĐKKD tại sở KH-ĐT.
– Công chứng giấy tờ cho bạn để tiến hành thủ tục tiếp theo.
– Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp.
– Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp.
4. Phục vụ khách hàng sau khi thành lập
– Hướng dẫn thủ tục kê khai và nộp thuế.
– Cung cấp hồ sơ nội bộ cho công ty.
– Hướng dẫn doanh nghiệp thủ tục mua hoá đơn lần đầu.
– Tư vấn những công việc cần làm ngay khi doanh nghiệp bước vào hoạt động.
– Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí thường xuyên qua website.
– Tư vấn miễn phí qua yahoo chat, email, website của công ty.
Công ty luật, luật sư tư vấn
Tag: công bố tiêu chuẩn chất lượng, công ty luật, dịch vụ giấy phép, dịch vụ luật sư, giấy chứng nhận đầu tư, luật sư bào chữa, luật sư tranh tụng, lưu hành mỹ phẩm, thành lập doanh nghiệp, thu hồi nợ khó đòi