Thủ tục cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo trên các phương tiện là bảng, biển, pano tấm lớn
I. Trình tự thực hiện
– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội; nhận giấy biên nhận có hẹn ngày giải quyết.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tiếp nhận, thụ lý giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo hẹn.Trong trường hợp cần xác minh, Sở sẽ có công văn trả lời để tổ chức, cá nhân biết.
II. Thành phần hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thực hiện quảng cáo (theo mẫu).
2. Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện quảng cáo; Đối chiếu với bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính khi nộp hồ sơ.
3. Bản photocopy giấy tờ chứng minh sự phù hợp của hàng hoá với tiêu chuẩn và kỹ thuật theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, tên gọi, biểu tượng; Đối chiếu với bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính khi nộp hồ sơ.
4. Mẫu (maket) sản phẩm quảng cáo in mầu thể hiện rõ nội dung quảng cáo, kích thước, tên đơn vị thực hiện quảng cáo, số giấy phép và thời hạn giấy phép; có đóng dấu của tổ chức, chữ ký của cá nhân đề nghị cấp giấy phép (02 bản).
5. Tổ chức, cá nhân khi dùng hình ảnh, danh nghĩa của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân đó.
6. Quảng cáo về chương trình khuyến mại phải có văn bản tiếp nhận đăng ký nội dung chương trình khuyến mại của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại.
7. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế: Tuỳ theo từng loại hàng hoá, dịch vụ mà phải có một trong các loại giấy tờ sau:
– Đối với quảng cáo thuốc dùng cho người; vắc xin, sinh phẩm y tế; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; thực phẩm, phụ gia thực phẩm theo quy định tại điểm a khoản 2 Mục III Thông tư liên tịch số 01/2004/BVHTT-BYT ngày 12 tháng 01 năm 2004 của Bộ Văn hoá – Thông tin và Bộ Y tế phải có giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo của cơ quan thuộc Bộ Y tế.
– Đối với quảng cáo về khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tý của nước ngoài; của các cơ sở có thày thuốc nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp: Y học hiện đại, y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ, phục hồi chức năng có cơ sở trên địa bàn phải có bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề còn hiệu lực do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp.
– Đối với trang thiết bị y tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế có vốn đầu tý nước ngoài; thiết bị y tế nhập khẩu, thiết bị y tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có bản sao các tài liệu về kỹ thuật (nếu là tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt) do nhà sản xuất ban hành đã được cơ quan quản lý trang thiết bị y tế nước sản xuất chấp nhận hoặc cấp phép lưu hành.
– Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không thuộc quy định phải xin giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo của các cơ quan thuộc Bộ Y tế thì phải có bản sao tiêu chuẩn cơ sở và giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan y tế có thẩm quyền.
– Đối với quảng cáo mỹ phẩm sản xuất trong nước phải có bản sao Phiếu tiếp nhận bản công bố tiêu chuẩn chất lýợng hàng hoá và Bản công bố tiêu chuẩn chất lýợng hàng hoá. Trường hợp công ty đăng ký quảng cáo không phải là công ty đã công bố tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm cần có thư ủy quyền của công ty công bố mỹ phẩm cho công ty công bố quảng cáo.
– Đối với quảng cáo mỹ phẩm nhập khẩu phải có bản sao giấy phép lýu hành mỹ phẩm và hồ sơ đăng ký lýu hành mỹ phẩm của các cơ quan y tế có thẩm quyền.
8. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tuỳ theo từng loại hàng hoá, dịch vụ mà phải có một trong các loại giấy tờ sau:
– Đối với quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, vật tý bảo vệ thực vật phải có bản sao giấy chứng nhận đăng ký, hướng dẫn sử dụng và những khuyến cáo đặc biệt.
– Đối với quảng cáo thuốc thú y phải có bản sao giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính sản phẩm.
– Đối với quảng cáo các loại giống cây trồng, giống vật nuôi, cây giống, con giống phải có bản sao giấy chứng nhận kiểm định giống vật nuôi, giống cây trồng nhập nội.
– Đối với quảng cáo phân bón và sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt; thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng chế biến thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có bản sao giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
9. Ngoài các giấy tờ đã nêu trên còn phải có các loại giấy tờ sau:
– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Trong trường hợp thuê đất, chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo phải có văn bản thỏa thuận hoặc bản sao hợp đồng thuê đất với người có quyền sử dụng đất hợp pháp có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo; trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước thì phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý công trình đã có từ trước.
– Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng, mặt cắt móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tý xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
* Số lượng hồ sơ:
– 01 bộ gồm: Các điểm 1, 3, 5, 6,7.
– 02 bộ gồm: Các điểm 2, 4, 9.
III. Thời gian thực hiện
15 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
IV. Thẩm quyền
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
V. Cơ sở pháp lý
– Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
– Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo.
Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hoá Thông tin, hướng dẫn Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ.
– Thông tư số 78/2008/TT-BVHTTDL ngày 29/8/2008 của Bộ VHTT&DL sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2005/TT-BVHTT ngày 12/5/2005 của Bộ VHTT hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP của Chính phủ về cấm quảng cáo thuốc lá.
– Thông tư số 79/2005/TT-BVHTT sửa đổi, bổ sung một số quy định Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ VHTT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ qưy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo.
– Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD ngày 28/2/2007 của Liên bộ: Văn hoá – Thông tin, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng về việc hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép quảng cáo một cửa liên thông.
– Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT/BVHTT-UBTDTT ngày 27/01/2005 của Bộ VHTT và UBTDTT hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực thể thao.