Thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ
1. Trình tự thực hiện
Bước 1. Tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc Sở Công thương
Thời gian nộp hồ sơ: Vào giờ làm việc tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ).
Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 4. Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
Bước 5. Tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc Sở Công thương
2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc Sở Công thương
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ (theo mẫu MĐ-1 phụ lục II Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11/4/2006)
– Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với thương nhân hoạt động theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam) có ghi rõ ngành nghề kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
– Mẫu con dấu nghiệp vụ mà thương nhân dự định đăng ký (ghi theo mẫu ĐKCD tại phụ lục II Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11/4/2006)
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết
10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Căn cứ pháp lý
– Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
– Thông tư số 06/2006/TT-BTM ngày 11/04/2006 hướng dẫn về thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.