1. Văn bản đề nghị mua lại doanh nghiệp gồm các nội dung: tên, địa chỉ và người đại diện của nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện, vốn điều lệ và lĩnh vực hoạt động của doanh bị mua lại; tóm tắt thông tin về nội dung mua lại doanh nghiệp; đề xuất (nếu có);
2. Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc bán doanh nghiệp;
3. Hợp đồng mua lại doanh nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
– tên, địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại;
– thủ tục và điều kiện mua lại doanh nghiệp;
– phương án sử dụng lao động;
– thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị mua lại;
– thời hạn thực hiện việc mua lại;
– trách nhiệm của các bên;
4. Điều lệ của doanh nghiệp bị mua lại;
5. Dự thảo điều lệ của doanh nghiệp sau khi được phép sáp nhập, mua lại (nếu có sự thay đổi).
6. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân) gồm:
– Bản sao hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân.
– Có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
– Lý lịch tư pháp (đã được chứng thực và hợp pháp hoá lãnh sự) và bản sao hợp lệ hộ chiếu còn giá trị.
– Trường hợp ủy quyền cho đại diện tại Việt Nam:
+ có thêm bản sao hợp lệ văn bản về việc ủy quyền của cá nhân nước ngoài cho đại diện tại Việt Nam,
Người trực tiếp thực hiện giao dịch:
– Phiếu thông tin về người trực tiếp thực hiện giao dịch
– Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị.
7. Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo thực hiện đầy đủ:
– Các điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
– Các điều kiện khác (nếu có) quy định trong điều lệ doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần và bảo đảm không trái với quy định của pháp luật.