Trình tự, thủ tục quyền chuyển nhượng khai thác khoáng sản.
1. Trình tự thực hiện.
a. Tiếp nhận hồ sơ: Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại bộ phận “Một cửa” của Sở Tài nguyên và Môi trường. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, nếu đầy đủ thì tiếp nhận và viết phiếu hẹn trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đủ thì hướng dẫn tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
b. Giải quyết hồ sơ :Sau khi nhận hồ sơ, Bộ phận một cửa chuyển hồ sơ cho Phòng quản lý TN khoáng sản để thẩm định, kiểm tra thực địa và lập Tờ trình của Sở trình Giám đốc Sở ký duyệt. Phòng QLTN khoáng sản gửi hồ sơ và Tờ trình đã ký duyệt về Bộ phận TN&TKQ để phát hành và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Trong quá trình thẩm định hồ sơ: Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu: Phòng QLTN khoáng sản có ý kiến gửi bộ phận TN&TKQ thông báo cho chủ đầu tư bằng văn bản để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
UBND tỉnh (cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản) có trách nhiệm xem xét và quyết định: cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép.
c. Trả kết quả cho tổ chức:
Bộ phận “Một cửa” nhận kết quả (cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép) từ UBND tỉnh để trả cho chủ đầu tư và làm các thủ tục tiếp theo.
Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu: Bộ phận TN&TKQ trả hồ sơ và thông báo cho chủ đầu tư bằng văn bản để biết và thực hiện.
Đồng thời, ngay sau khi nhận được kết quả từ UBND tỉnh, Bộ phận TN&TKQ gửi kết quả (bản chính) cho Phòng QLTN khoáng sản để cập nhật cơ sở dữ liệu.
2. Cách thức thực hiện.
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận "Một cửa" của Sở Tài nguyên và Môi trường
3. Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (bản chính);
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoảng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng (bản chính);
– Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng (bản chính);
– Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (bản chính);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
– Các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tính đến thời điểm chuyển nhượng của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).
4. Số lượng hồ sơ: 02 bộ (bản chính);
Trong trường hợp phải xin ý kiến các chuyên gia, nhà chuyên môn, các cơ quan có liên quan hoặc tổ chức họp Hội đồng thẩm định thì cơ quan giải quyết hồ sơ có thể yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung hồ sơ (số lượng hồ sơ bổ sung thêm sẽ có thông báo cụ thể).
5. Cơ quan thẩm quyền.
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh Lào Cai.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban ngành và các phòng ban có liên quan; UBND các huyện thành phố có liên quan.
6. Cơ sở pháp lý.
– Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
– Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
– Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ Quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
– Thông tư số 38/2010/TT-BTC ngày 19/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò,khai thác, chế biến khoáng sản.
– Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15/9/2011 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
Bộ phận “Một cửa” nhận kết quả (cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép) từ UBND tỉnh để trả cho chủ đầu tư và làm các thủ tục tiếp theo.
Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu: Bộ phận TN&TKQ trả hồ sơ và thông báo cho chủ đầu tư bằng văn bản để biết và thực hiện.
Đồng thời, ngay sau khi nhận được kết quả từ UBND tỉnh, Bộ phận TN&TKQ gửi kết quả (bản chính) cho Phòng QLTN khoáng sản để cập nhật cơ sở dữ liệu.