Ngày nay, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là rất cần thiết giúp tránh các xâm phạm làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu và quyền lợi của các cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức. Là một tổ chức chuyên nghiệp, công ty luật chúng tôi hội đủ tiềm năng để có thể đại diện cho khách hàng tiến hành các công việc liên quan đến tra cứu, đăng ký và bảo vệ quyền của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật.
I. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
1. Thời gian:Theo quy định, thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa kéo dài khoảng 9 tháng. Cụ thể:
– Giai đoạn xét nghiệm hình thức (02 tháng). Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đánh giá về chủ thể nộp đơn, phân nhóm và các thủ tục về mặt hình thức khác.
– Giai đoạn Xét nghiệm nội dung đơn (07 tháng). Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng phân biệt của Nhãn hiệu đối với sản phẩm và dịch vụ xin đăng ký và khả năng tương tự gây nhầm lẫn với các quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập trước (như Đơn nhãn hiệu đã được nộp trước, Nhãn hiệu đã được đăng ký trước…)
2. Về thông tin và tài liệu để nộp đơn Đăng ký Nhãn hiệu
Các tài liệu Quý công ty cần cung cấp:
– 20 mẫu nhãn hiệu (yêu cầu nộp đồng thời với đơn); Kích thước nhãn không nhỏ hơn 15x 15mm và không lớn hơn 80 x 80mm;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Danh mục liệt kê hàng hóa / dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu (tham khảo Bảng Phân loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Nice;
– Giấy uỷ quyền cho công ty (mẫu chúng tôi cung cấp).
II. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
1. Tư vấn pháp lý về các vấn đề bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan:
– Tra cứu thông tin liên quan đến đăng ký quyền tác giả;
– Tư vấn và đại diện cho khách hàng tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền tác giả;
– Tư vấn pháp lý, đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán và soạn thảo hợp đồng sử dụng tác phẩm, hợp đồng chuyển nhượng tác phẩm và các loại hợp đồng khác liên quan đến bản quyền tác giả;
– Khiếu nại các quyết định liên quan đến cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả;
2. Tư vấn và đại diện pháp lý cho khách hàng liên quan đến thực thi quyền tác giả và các quyền liên quan:
– Tư vấn và phối hợp với các cơ quan thẩm quyền Nhà nước giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm quyền tác giả;
– Tham gia tố tụng tại toà án với tư cách luật sư bảo vệ lợi ích cho các khách hàng trong nước;
3. Tư vấn pháp lý liên quan đến luật công nghệ thông tin:
– Bảo hộ bản quyền tác giả đối với phần mềm máy tính và các tác phẩm phổ biến qua mạng internet.
III. BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
Đại diện và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến việc xác lập quyền đối với kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
Đánh giá khả năng đăng ký và sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
Tra cứu thông tin về đăng ký và sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
Nộp đơn và tiến hành các thủ tục pháp lý đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến đơn xin đăng ký kiểu dáng công nghiệp, ví dụ như: Tên, địa chỉ của người nộp đơn;
Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận sửa đổi liên quan đến Văn bằng bảo hộ; kiểu dáng công nghiệp trên cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu, sáp nhập công ty; ghi nhận đổi tên, địa chỉ chủ Văn bằng bảo hộ.
IV. NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá.
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Thương mại năm 2005
– Nghị định 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/3//2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
– Thông tư 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày để hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Ngoài ra, nếu việc nhượng quyền thương mại có liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thì còn phải chịu sự điều chỉnh bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006.
2. Cơ quan thụ lý
Theo quy định tại điều 18.1 Nghị định 35: Bộ Thương mại thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
3. Hồ sơ thủ tục hoạt động nhượng quyền TM
a) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1;
b) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam; (Bản này phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam).
d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
e) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;
(Lưu ý: Nếu các loại giấy tờ tại điểm d và e được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước)
4.Thời gian thụ lý hồ sơ:
– Thời gian giải quyết hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Đối với hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Trong thời hạn hai ngày làm việc sẽ trả lời bằng văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
– Thời gian giải quyết hồ sơ bổ sung: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và hợp lệ.
V. DỊCH VỤ KHIẾU NẠI LIÊN QUAN TỚI VIỆC CẤP VĂN BẰNG BẢO HỘ
Người có quyền khiếu nại:
Người nộp đơn có quyền khiếu nại việc từ chối chấp nhận đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, từ chối cấp Văn bằng bảo hộ;
Người yêu cầu xét nghiệm nội dung đơn sáng chế, giải pháp hữu ích có quyền khiếu nại quyết định cấp, cấp Văn bằng bảo hộ và không phải nộp lệ phí khiếu nại.
Bất người thứ ba nào cũng có quyền khiếu nại quyết định cấp Văn bằng và phải nộp lệ phí khiếu nại theo quy định.
Thủ tục khiếu nại:
Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản, trong đó phải nêu rõ họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung Quyết định hoặc Thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần được bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc huỷ bỏ Quyết định hoặc kết luận liên quan;
Đơn khiếu nại phải được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày ra Quyết định hoặc Thông báo.
Đơn khiếu nại nộp sau thời hạn nêu trên không được xem xét.
Trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ phải có ý kiến trả lời bằng văn bản cho Người khiếu nại.
Nếu không đồng ý với ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, Người khiếu nại có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho Người khiếu nại.