1. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển phát hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực chuyển phát tại Việt Nam;
– Có đề án kinh doanh;
– Có các biện pháp, điều kiện để bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển phát;
– Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát có kinh nghiệm tối thiểu 01 năm trong lĩnh vực bưu chính hoặc chuyển phát.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan quy định tại Điều 17 Nghị định này thẩm định và cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan quy định tại Điều 17 Nghị định này phải trả lời rõ lý do bằng văn bản trong thời hạn nêu trên.
2. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển phát hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chuyển phát tại Việt Nam;
– Đề án kinh doanh;
– Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ;
– Bảng giá cước, chất lượng dịch vụ, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại.
3. Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư
– Sở Bưu chính, Viễn thông cấp Giấy phép đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư chỉ trong phạm vi nội tỉnh.
– Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp Giấy phép đối với các trường hợp khác.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thảm định và cấp Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không cấp Giấy phép, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời rõ lý do bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày làm việc.
5. Căn cứ pháp lý
– Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
– Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
– Nghị định 128/2007/NĐ-CP.