Dựa trên nhu cầu của quý khách, chúng tôi xin đề xuất báo giá dịch vụ của Công ty chúng tôi để quý khách tiện tham khảo.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Vấn đề cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp luật sau:
– Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung;
– Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
– Nghị định số: 46/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 34 ngày 25 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo quy định của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:
– Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;
– Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
– Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;
– Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;
– Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
II. HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CẦN CUNG CẤP ĐỂ TIẾN HÀNH XIN GPLĐ
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người lao động cư trú cấp (nước họ cấp). Trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam từ 06 (sáu) tháng trở lên thì xin phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp.
– Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam thì giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;
– Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn, tay nghề của người nước ngoài bao gồm: bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc giấy chứng nhận về trình độ chuyên môn tay nghể của người lao động nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước đó. Đối với người lao động nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ thì phải có văn bản nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận;
– Ba ảnh màu (kích thước 3 cm x 4 cm, đầu để trần,chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính), ảnh chụp không quá 01(một) năm.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
– 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.