Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
1. Nơi tiếp nhận hồ sơ và hoàn trả kết quả:
– Nơi tiếp nhận: Bộ phận một cửa của Sở Tài Nguyên và Môi trường.
2.Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên hồ sơ đề nghị cấp phép nộp hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tại Bộ phận một cửa của Sở Tài Nguyên và Môi Trường.
Bộ phận một cửa vào sổ theo dõi và làm phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sau đó chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên nước.
– Bước 2: Phòng Tài nguyên nước có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, tham mưu trình Sở Tài Nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Bước 3: Tổ chức việc thẩm định hồ sơ:
+ Sở Tài Nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định;
+ Trường hợp cần thiết Sở Tài Nguyên và Môi trường có thể thành lập Hội đồng thẩm định, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan; cơ quan, tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn quy định;
+ Trường hợp Sở Tài Nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực địa thì tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến việc kiểm tra theo yêu cầu của Sở Tài Nguyên và Môi trường.
– Bước 4: Sở Tài Nguyên và Môi trường lập báo cáo thẩm định, trình UBND tỉnh.
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép, Sở Tài Nguyên và Môi trường dự thảo giấy phép trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Sở Tài Nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
– Bước 5: Trên cơ sở báo cáo thẩm định và đề nghị của Sở Tài Nguyên và Môi trường, UBND tỉnh xem xét, quyết định việc gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
– Bước 6: Sau khi hồ sơ được gia hạn, điều chỉnh; tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí cấp gia hạn, bổ sung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định và nhận kết quả tại Bộ phận một cửa của Sở Tài Nguyên và Môi trường.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1 Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;
– Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước đã được cấp;
– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;
– Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép;
– Đề án xả nước thải vào nguồn nước trong trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép.
3.2 Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ là năm (5) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
+ Thời hạn thẩm định hồ sơ và cấp phép là hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan thì thời hạn trả lời là bảy (7) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến; thời hạn lấy ý kiến được tính trong thời hạn thẩm định.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện : Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Cơ quan phối hợp: UBND huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn.
6. Cơ sở Pháp lý:
– Luật Tài nguyên nước
– Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về việc quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;