1.Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn hoàn thiện, bổ sung hồ sơ (nếu cần thiết);
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ, lập phiếu hẹn chuyển cho chủ đầu tư;
+ Trong trường hợp hồ sơ xin cấp Giấy phép chưa hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép xây dựng, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời hạn cấp Giấy phép xây dựng.
+ Bộ phận chuyên môn thụ lí hồ sơ: phân loại hồ sơ, kiểm tra thực địa đối chiếu quy hoạch với mặt bằng định vị công trình, hoàn thiện hồ sơ.
– Bước 3: Chủ đầu tư nhận nộp lệ phí cấp phép theo quy định.
2.Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Theo quy định tại Điều 14 nghị định 64/2012/ND-CP về cấp phép xây dựng thì:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hoá; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
- Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
Việc phân cấp công trình xây dựng phải căn cứ theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng. Cụ thể:
+ Cột BTS chiều cao từ 100m thuộc thẩm quyền cấp phép xây dựng của Sở xây dựng và việc nộp hồ sơ được tiến hành tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ tại cơ quan này.
+ Cột BTS có chiều cao nhỏ hơn 100m thuộc thẩm quyền cấp phép xây dựng của ủy ban nhân dân cấp huyện và việc nộp hồ sơ được tiến hành tại
3.Thành phần, số lượng hồ sơ.
Thành phần hồ sơ:
+ Hồ sơ xin giấy phép xây dựng đối với trạm BTS loại 1 bao gồm:
- Đơn xin giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 của Thông tư 12/2007/BXD-BTTTT;
- Bản sao hợp lệ giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
- Hồ sơ thiết kế đã được thẩm định theo quy định bao gồm bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước.
+ Hồ sơ xin giấy phép xây dựng đối với trạm BTS loại 2 nằm trong Khu vực phải xin giấy phép xây dựng bao gồm:
- Đơn xin giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư 12/2007/BXD-BTTTT;
- Hợp đồng thuê đặt trạm với chủ công trình;
- Bản vẽ sơ đồ vị trí công trình, bản vẽ các mặt đứng điển hình của trạm và cột ăng ten lắp đặt vào công trình.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Theo thông tư liên tịch 12/2007/BXD-BTTTT quy định:
Trạm BTS loại 1: Là công trình xây dựng bao gồm nhà trạm và cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động được xây dựng trên mặt đất.
Trạm BTS loại 2: Là cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động và thiết bị phụ trợ được lắp đặt trên các công trình đã được xây dựng.