1, Cơ sở pháp lý:
– Luật lao động năm 2012;
– Nghị định 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm;
– Nghị định 52/2014/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
– Thông tư 07/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết tthi hành một số điều của nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm và Nghị định 52/2014/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
2, Điều kiện thực hiện:
2.1 Điều kiện địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp
Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
2.2 Điều kiện bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm
Bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng.
2.3 Đã thực hiện Ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ
1. Tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính (sau đây viết tắt là ngân hàng).
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng và quy định của pháp luật.
Ngân hàng có trách nhiệm xác nhận tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp
3. Doanh nghiệp được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng.
4. Sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp, doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về việc doanh nghiệp không được cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép;
b) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về việc doanh nghiệp nộp lại, bị thu hồi giấy phép.
5. Tiền ký quỹ được rút trong trường hợp nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm xác nhận về việc giải quyết rủi ro hoặc các khoản đền bù xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
Ngân hàng không được cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
3, Thành phần hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị:
– Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xuất trình bản gốc để đối chiếu
– Bản sao chứng thực Giấy xác nhận việc đã thực hiện ký quỹ
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà có thời hạn 3 năm trở lên
4, Các công việc Luật Việt Phú triển khai:
a, Tư vấn khách hàng trình tự, thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm;
b, Soạn thảo, chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
c, Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d, Tiến hành đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e, Nhận và giao kết quả giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.