Giải thể Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

12

I. Căn cứ pháp lý

1, Luật doanh nghiệp số 63/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội;

2, Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015/ của Chính Phủ quy định về Đăng ký doanh nghiệp;

3, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

II. Trình tự giải quyết hồ sơ

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.

– Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy biên nhận cho công dân, tổ chức.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

– Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.

– Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng ĐKKD để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

–  Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD

III. Thành phần, số lượng hồ sơ

Hồ sơ công bố giải thể doanh nghiệp nộp đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua:

  1. Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  2. Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  3. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;
  4. Phương án giải quyết nợ (nếu có)

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp:

  1. Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  2. Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  3. Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có) hoặc giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
  4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  5. Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;
  6. Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận.(đối với DN xã hội nếu có)
  7. Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo :

– Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

IV. Công việc Luật Việt Phú triển khai

  1. Tư vấn các vấn đề liên quan tới thủ tục giải thể;
  2. Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Khách hàng và các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  3. Nộp hồ sơ, sửa hồ sơ và nhận kết quả cho Qúy Khách hàng.
  4. Thay mặt nộp các khoản phí và lệ phí (Nếu có).
  5. Bàn giao lại hồ sơ sau khi hoàn thành xong công việc.