- CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật doanh nghiệp 2014
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính Phủ về đăng ký doanh nghiệp
- TRÌNH TỰ THỰC HIỆN
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:
– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí và nhận giấy biên nhận-hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.
– Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ:
– Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.
– Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả cho công dân, doanh nghiệp.
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
– Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.
- THÀNH PHẦN HỒ SƠ
+ Khi đăng ký hoạt động văn phòng đại diện doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện. Nội dung Thông báo gồm:
– Mã số doanh nghiệp
– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
– Tên văn phòng đại diện dự định thành lập
– Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện
– Nội dung, phạm vi hoạt động văn phòng đại diện
– Thông tin đăng ký thuế
– Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Kèm theo thông báo còn phải có:
+ Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên
+ Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện
- THỜI GIAN GIẢI QUYẾT
Trong thời hạn 03 này làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
- CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện.