1. Trình tự hợp pháp hóa lãnh sự
Nộp hồ sơ tại trụ sở cơ quan:
a) Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao:
Địa chỉ : 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết trả: các ngày làm việc trong tuần và sáng thứ bẩy, trừ chủ nhật và các ngày lễ, Tết.
– Sáng từ 8h đến 11h – Chiều: từ 13h30 đến 16h
b) Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ : số 6 Alexandre De Rhodes, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết trả: các ngày làm việc trong tuần và sáng thứ bẩy, trừ chủ nhật và các ngày lễ, Tết.
– Sáng từ 7h45 đến 11h30 – Chiều: từ 13h15 đến 16h45 2. Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận, xem xét hồ sơ và cấp giấy hẹn (giấy biên nhận hồ sơ) . Nhận kết qủa trực tiếp tại trụ sở cơ quan theo giấy hẹn
2. Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự
1. Phiếu đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự theo mẫu số 01/HPH
2. Bản chính hoặc bản sao có công chứng giấy tờ, tài liệu đề nghị đăng ký hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, bản dịch (nếu có);
3. Một (01) bản chụp các giấy tờ, tài liệu nói trên;
4. Một (01) bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác (sau đây gọi chung là giấy tờ nhân thân) của đương sự (có xuất trình bản gốc để đối chiếu).
3. Yêu cầu
1. Trong trường hợp cần thiết, giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài đề nghị được hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phải được dịch ra tiếng Việt hoặc một tiếng nước ngoài khác mà viên chức có thẩm quyền của Việt Nam hiểu được. Bản dịch đó phải được công chứng theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ, tài liệu có thể trực tiếp đề nghị được chứng nhận lãnh sự là giấy tờ, tài liệu được lập hoặc chứng nhận bởi:
– Các cơ quan thuộc Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án, Viện Kiểm sát; các cơ quan hành chính Nhà nước Trung ương và địa phương.
– Cơ quan Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
– Giấy tờ, tài liệu không phải do các cơ quan nói trên lập hoặc chứng nhận chỉ được chứng nhận lãnh sự khi đã được công chứng hoặc được cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ/Tỉnh hoặc tương đương trở lên chứng nhận.
– Nếu cần thiết, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu đương sự giải thích rõ hoặc xuất trình giấy tờ khác để chứng minh mục đích sử dụng giấy tờ, tài liệu đó.
– Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh.
– Người đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự có thể trực tiếp làm thủ tục hoặc uỷ nhiệm cho người khác làm thay mình.
4. Kết quả hợp pháp hóa lãnh sự:
Tem (hoặc dấu) chứng nhận đóng trên giấy tờ, tài liệu yêu cầu hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự.