– Trình tự thủ tục:
– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Tổng Cục Dạy nghề, Bộ lao động – Thương binh – Xã hội, tiếp nhận hồ sơ thành lập trường Cao đẳng nghề. Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thủ tục và tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì hẹn ngày trả kết quả;
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn sửachữa, bổ sung hồ sơ cho kịp thời.
– Trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng Cục Dạy nghề gửi hồ sơ tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định
+ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường cao đẳng nghề. Trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thanh lập trường cao đẳng nghề theo quy định hiện hành
+ Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường hoàn chỉnh hồ sơ thành lập trường gửi Hội đồng thẩm định để xem xét báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định.
– Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, đối với trường cao đẳng nghề tư thục( theo mẫu 1b ban hành theo Quyết định số: 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ lao động – Thương binh – Xã hội);
– Đề án thành lập trường (theo mẫusố: 2 ban hành theo quyết định số: 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ lao động – Thương binh – Xã hội); Đề án thành lập trường (theo mẫusố: 2 ban hành theo quyết định số: 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ lao động – Thương binh – Xã hội);
– Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng, vận dụng theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành theo quyết định số: 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ nội vụ về việc ban hành biểu mẫu cán bộ, công chức;
– Dự thảo điều lệ của trường;
– Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, hoặc văn bản thoả
thuận của cơ quan có thẩm quyền về quyền sử dụng đất lâu dài để xây dựng trường; hoặc hợp đồng thuê nhà, xưởng, đất đai (tối thiểu là 5 năm);
– Văn bản đồng ý chủ chương thành lập trường của chủ tịch Uỷ ban nhân dânn tỉnh , nơi trường đặt trụ sở chính;
– Văn bản xác nhận của Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề, đảm bảo đầu tư và hoạt động của trường
– Đối với trường có từ hai thành viên góp vốn trở lên cần bổ sung thêm:
+ Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường;
+ Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn thành lập trường;
+ Danh sách các thành viênBan sáng lập thành lập trường;
+ Dự kiến Chủ tịch Hội đồng quản trị của nhà trường.
– Điều kiện được Thành lập trường Cao đẳng nghề tư thục :
– Phù hợp với mạng lưới các cơ sở dạy nghề, và quy hoạch, kế hoạch phât triển mạng lưới cao đẳng nghề cảu Bộ
– Quy mô đào tạo tối thiểu là 200 học sinh, sinh viên
– Số lượng nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng nghề tối thiểu là 3 nghề;
– Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về phẩm
– chất và đạt trình độ chuẩn theo quy định tại khoản 3 Điều 58 luật Dạy nghề;
– Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với quy mô ngành nghề, trình độ đào tạo. Đất sử dụng tối thiểu 20.000m2 đối với khu vực đô thị, 40,000m2 đối với khu vực ngoài đô thị, và được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 60…;
– Khả năng về tài chính: có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của rường cao đẳng nghề. Vốn pháp định thành lập trường cao đẳng nghề là 20 tỷ đồng Việt Nam
– Có đủ Chương trình, giáo trình được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
– Thẩm quyền giải quyết:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Lao động thương binh và xã hội
– Cơ quan thực hiện: Tổng cục dạy nghề – Bộ Lao động thương binh và xã hội
– Thời hạn giải quyết:
40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
– Cơ sở pháp lý:
– Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
– Luật dạy nghề số 76/2006/QH11;
– Quyết định số: 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/12/2008 của Bộ lao động – Thương binh – Xã hội