Tư vấn thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa – Sở Tư pháp
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ và ngày Chủ nhật)
Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
+ Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn công dân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 4: Công chức tiếp nhận chuyển đến người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận một cửa – Sở Tư pháp
2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa – Sở Tư pháp
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
* Các giấy tờ phải nộp:
– Giấy chứng sinh (theo mẫu do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp) hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh như sau:
+ Văn bản xác nhận của người làm chứng (đối với trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế);
+ Giấy cam đoan về việc sinh là có thực (nếu không có người làm chứng).
– Giấy thoả thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch cho con. Nếu chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì Giấy thoả thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.
* Các giấy tờ phải xuất trình:
– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn);
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký khai sinh.
– Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết
03 ngày làm việc. Trong trường hợp cần xác minh, thì được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
5. Căn cứ pháp lý
– Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính Phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
– Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
– Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP;
– Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.