Trình tự , thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh trong GCN đầu tư.
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:
– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nhận giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
– Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ:
+ Thụ lý hồ sơ.
+ Gửi hồ sơ xin ý kiến thẩm tra, góp ý của các cơ quan liên quan (nếu cần).
+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ (thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, TB tình trạng đang xử lý của h/sơ hoặc phê duyệt / trình UBND Thành phố phê duyệt).
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ phân “một cửa”.
2. Thành phần, số lượng hồ sơ:
2.1 Thành phần hồ sơ:
– Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;
– Bản sửa đổi, bổ sung của Điều lệ doanh nghiệp;
– Bản sửa đổi, bổ sung của hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có).
– Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp và dự án đầu tư đến thời điểm đăng ký điều chỉnh
– Quyết định về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên
– Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành (chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có qui định khác);
– Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì phải có thêm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền.
2.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc
4. Cơ quan thực hiện TTHC
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố Hà Nội / Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận một cửa (Văn phòng Sở), Phòng Đầu tư nước ngoài thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội.
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện thuộc Thành phố Hà Nội …).