Bản quyền bài hát

12

Bản quyền bài hát

Sử dụng âm nhạc không vi phạm bản quyền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Luật Việt Phú xin được giới thiệu thủ tục mua bản quyền bài hát và cover bài hát.

Như vậy, bạn cần hiểu rõ việc mua bản quyền bài hát tức là bạn đang muốn nhận chuyển nhượng quyền tác giả từ chủ sở hữu quyền tác giả thông qua một hợp đồng. Theo đó, chủ sở hữu quyền này chuyển giao bản quyền bài hát cho bạn. Bạn với danh nghĩa là người mua bản quyền sẽ phải trả một khoản chi phí nhất định để nhận bản quyền bài hát.

Khi mua bản quyền bài hát, bạn sẽ có được những quyền theo luật định: quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Cụ thể quyền tài sản là:

  • Làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bấtkỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Mua bản quyền âm nhạc ở đâu

Tuy nhiên, để mua bản quyền bài hát, bạn cần dựa trên một số điều khoản cơ bản cần có trong hợp đồng theo Khoản 1 Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009:
“Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

b) Căn cứ chuyển nhượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng”.

Hiện nay có một vấn đề bạn cần lưu ý, việc tìm đến từng tác giả của từng tác phẩm được sử dụng. Để xin phép và trả tiền bản quyền tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức, chi phí. Nếu bạn có một mối quan hệ với nhiều tác giả khác thì việc liên hệ có thể trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn có một chủ thể trung gian có thể giúp bạn tìm đến tác giả và tác phẩm bạn mong muốn. Bạn có thế liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn liên hệ và thực hiện thủ tục để bạn có thể sở hữu được tác phẩm mà bạn cần. Thủ tục xin cấp phép sử dụng và trả tiền bản quyền sẽ được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi và chính xác.

Hiện nay, việc hát lại các ca khúc hay, nổi tiếng diễn ra khá phổ biến. Nhưng hiếm ai biết rằng, việc cover bài hát của người khác có thể là hành vi vi phạm pháp luật.

Cover nhạc của người khác là vi phạm bản quyền?

Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung nêu rõ, âm nhạc là một trong những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và ca sĩ trình bày bài hát đó sẽ được bảo hộ quyền liên quan.

Theo đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm này trước công chúng, sao chép tác phẩm, truyền tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện kỹ thuật…

Ngoài ra, cover bài hát được hiểu là việc hát lại một bài hát đã có trước đó. Bởi vậy, đây cũng có thể coi là một dạng của tác phẩm phái sinh.

Do đó, nếu muốn được cover ca khúc của người khác bắt buộc phải có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, trừ các trường hợp không phải xin phép như:

– Tự sao chép 01 bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy;

– Biểu diễn tác phẩm trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới mọi hình thức;

– Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị…

Trong đó, có trường hợp không phải trả thù lao cũng có trường hợp phải trả thù lao, nhuận bút cho tác giả, người sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào thì việc dùng ca khúc cũng phải:

– Không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường bài hát;

– Không gây hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

– Phải ghi đầy đủ tên tác giả, nguồn gốc, xuất xứ của bài hát.

Như vậy, về nguyên tắc, việc cover bài hát thì phải có sự đồng ý của tác giả, người sở hữu tác phẩm đó. Ngoại trừ các trường hợp nêu trên thì các trường hợp khác đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Dịch vụ Đăng ký bản quyền bài hát

Đăng ký bản quyền bài hát là thủ tục để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu bài hát cho chủ sở hữu bài bát, để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp này, chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc cần tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát tới Cục bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc.

Bản quyền bài hát được đăng ký dưới dạng bản quyền tác phẩm âm nhạc. Cụ thể, bài hát được thể hiện dưới dạng có lời, có nhạc nốt hoặc kí tự âm nhạc, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Các hình thức thể hiện khác mặc dù không có lời mà chỉ có dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác cũng được đăng ký dưới dạng tác phẩm âm nhạc

Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát

Hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát là tài liệu sẽ nộp tại Cục bản quyền tác giả để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận đăng ký. Hồ sơ sẽ bao gồm các tài liệu sau đây.

 Đơn đăng ký bản quyền bài hát (Mô tả sơ lược về nội dung bài hát, thông tin tác giả và chủ sở hữu);

– Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân của tác giả và chủ sở hữu bài hát (trường hợp chủ sở hữu là cá nhân);

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập (trường hợp chủ sở hữu là pháp nhân/tổ chức);

– Hợp đồng ủy quyền/Giấy giới thiệu (Chủ sở hữu ủy quyền hoặc giới thiệu nhân viên của mình đi nộp hồ sơ thay);

– Giấy cam đoan đăng ký bản quyền âm nhạc (Tác giả cam đoan về nội dung tác phẩm do mình tự sáng tác);

– Tuyên bố tác giả và chủ sở hữu tác phẩm âm nhạc (Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tuyên bố quyền của mình đối với tác phẩm);

– Quyết định giao việc (Chủ sở hữu giao việc cho nhân viên công ty mình thực hiện công việc sáng tác tác phẩm âm nhạc;

– Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền âm nhạc (Trong trường hợp chủ sở hữu thuê, mua bài hát từ tác giả)

– 2 Bản in bài hát được thể hiện theo quy định./

Nội dung nêu trên là các hồ sơ cơ bản cần phải có khi chủ sở hữu hoặc tác giả tiến hành đăng ký bản quyền bài hát. Tuy nhiên, nội dung hồ sơ có thể phát sinh thêm hoặc bớt tùy theo tình trạng bài hát cần đăng ký.

Thủ tục Đăng ký bản quyền bài hát như thế nào?

Thủ tục Đăng ký bản quyền bài hát sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

– Bước 1: Cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị một số thông tin cho việc đăng ký bản quyền bài hát

Để có thể soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu hoặc tác giả cần cung cấp thông tin cần thiết cho việc nộp hồ sơ đăng ký

– Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký ban quyền tác giả cho tác phẩm âm nhạc

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết, chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký theo đúng quy của pháp luật hiện hành

– Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền đến Cục bản quyền tác giả

Sau khi hồ sơ đã được soạn thảo xong, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho bài hát tại cơ quan đăng ký (chi tiết khách hàng có thể tham khảo nội dung bên dưới về địa chỉ nộp đơn đăng ký)

– Bước 4Theo dõi và liên tục cập nhật tình trạng hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát

Sau khi hồ sơ được nộp, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền cần theo dõi để kịp thời sửa đổi nếu cơ quan nhà nước yêu cầu.

– Bước 5: Nộp lệ phí theo quy định để nhận được giấy chứng nhận đăng ký bản quyền bài hát;

Sau khi có thông báo hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chủ đơn đăng ký cần nộp phí để nhận được giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm bài hát.

Trong 5 bước trên, bước thứ 2 khiến mọi người gặp khó khăn nhất, lý do là vì mọi người không biết hồ sơ đăng ký bao gồm những gì nên nội dung tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu cho mọi người thông tin về một bộ hồ sơ chuẩn chỉnh.

Đăng ký bản quyền cho bài hát ở đâu?

Liên quan đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho bài hát, Luật Việt Phú thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các cá nhân, tổ chức. Trong đó, câu hỏi chúng tôi nhận được nhiều nhất phải kể đến đăng ký bản quyền tác giả ở đâu? Chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau: Cơ quan tiếp nhận và có trách nhiệm xử lý hồ sơ đăng ký bản quyền bài hát là Cục Bản quyền tác giả.

Địa chỉ đăng ký bản quyền bài hát tại Hà Nội

Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả

Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.

ĐT: 04.38 234 304.

Địa chỉ đăng ký bản quyền bài hát tại Hồ Chí Minh

– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: 08.39 308 086

Địa chỉ đăng ký bản quyền bài hát tại thành phố Đà Nẵng

– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng:  Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.

ĐT: 0511.3 606 967

Bên cạnh cách hiểu cá nhân, tổ chức đang tìm kiếm cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, chúng tôi còn hiểu theo một nghĩa khác rằng mọi người quan tâm về dịch vụ đăng ký bản quyền ở đâu tốt, đáng tin cậy. Chính vì thế mà chúng tôi xin phép giới thiệu nội dung sau.

Chi phí đăng ký bản quyền bài hát?

Chi phí đăng ký bản quyền được tính trên từng loại hình tác phẩm khác nhau, đối với chi phí đăng ký bản quyền bài hát chi phí được tính như sau:

– Chi phí (lệ phí) nộp cho cơ quan đăng ký: 110.000 VND

– Phí dịch vụ khi sử dụng dịch vụ đăng ký của công ty chúng tôi:

+ Bài hát được thể hiện dưới dạng viết (chỉ có lời, không có nhạc): 2.100.000 VND

+ Bài hát được thể hiện dưới dạng bản ghi âm, ghi hình (có lời, nhạc lý): 3.300.000 VND

Dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát của Luật Việt Phú mang lại lợi ích gì?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, ngoài việc cá nhân, tổ chức có thể tự mình tiến hành các thủ tục đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả còn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các công ty luật có bề dày kinh nghiệm, vững chuyên môn như Luật Việt Phú. So với việc tự thực hiện, khi sử dụng dịch vụ, cá nhân, tổ chức sẽ nhận được các lợi ích sau:

– Không phải soạn hồ sơ, đi nộp hồ sơ hay xử lý sửa đổi

Nếu như tự thực hiện, cá nhân, tổ chức sẽ phải tự tìm hiểm xem để đăng ký bản quyền bài hát cần những giấy tờ, tài liệu gì? Cách kê khai thông tin như thế nào cho đúng? Sau đó phải tới trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hồ sơ đến cơ quan chức năng. Chưa kể nếu hồ sơ có sai sót, không được xác nhận cá nhân, tổ chức phải sửa đổi, bổ sung thêm hồ sơ… Trong khi đó, nếu sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền bài hát của chúng tôi, việc mọi người cần phải làm chỉ là cung cấp một số thông tin cần thiết. Tất tần tật những công việc còn lại, Luật Việt Phú sẽ thay quý khách hàng xử lý.

– Gần như không có sai sót trong quá trình thực hiện

Với lợi thế là đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý giỏi, có kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý nói chung và đăng ký sở hữu trí tuệ nói riêng, nên khi thực hiện các thủ tục quy trình chúng tôi gần như không để xẩy ra bất kỳ một sai sót nào gây ảnh hưởng đến khách hàng của mình.

Trước khi tiếp nhận bất kỳ một hợp đồng dịch vụ nào về bản quyền, độc quyền, chúng tôi đều tiến hành tra cứu trùng lặp, tương tự trước. Khi và chỉ khi có kết quả cuối cùng, các luật sư, chuyên viên pháp lý sẽ đánh giá khả năng đăng ký, chúng tôi mới đưa ra câu trả lời chắc chắn cho quý khách hàng.

– Thời gian tiếp nhận, xử lý nhanh

Luật Việt Phú có khá nhiều kênh để khách hàng yêu cầu dịch vụ. Tuy nhiên, dù lựa chọn theo hình thức nào thì chỉ sau 5 – 15 phút, các luật sư, chuyên viên của chúng tôi sẽ liên hệ lại để tư vấn các nội dung chi tiết về những vấn đề liên quan.

Đặc biệt, thời gian đăng ký bản quyền bài hát tại Cục bản quyền theo quy định là 15 ngày làm việc. Nhưng trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phú, với kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi có thể rút ngắn thời gian xuống từ 3 – 10 ngày làm việc. Đây là điều mà không phải đơn vị cung cấp dịch vụ nào cũng có có khả năng làm được.

Mẫu đơn đăng ký bản quyền bài hát 2021

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

Kính gửi:    Cục Bản quyền Tác giả

1. Người nộp tờ khai

Tên tổ chức: Công ty A

Là: Bên được uỷ quyền đại diện.

Mã số doanh nghiệp số:

Địa chỉ:

Số điện thoại:                Email:

Nộp Tờ khai Đăng ký quyền tác giả cho tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả

2. Tác phẩm đăng ký

Tên tác phẩm:          Chiều xa khơi

Loại hình:                Tác phẩm âm nhạc

Ngày hoàn thành tác phẩm: 12/10/2020

Ngày công bố:         Chưa công bố

Hình thức công bố: …………………………………………………………………….

Nơi công bố : …………………………………………………………………….

Nội dung chính của tác phẩm:

Tác phẩm âm nhạc Chiều xa khơi có những giai điệu, ca từ nói về sự giang dở trong tình yêu đôi lứa, dù chia xa bao lần nhưng vẫn ôm kỷ niệm đầy vơi, dù muốn níu kéo yêu thương nhưng có lẽ em đã không còn là em của ngày xưa nữa. Tác phẩm âm nhạc Chiều xa khơi do chính tác giả sáng tác, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:

Tên tác phẩm gốc:…………………………………………………………………

Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):………………………………………………

Tác giả của tác phẩm gốc:………………………………Quốc tịch:……………..

Chủ sở hữu tác phẩm gốc:…………………………………………………………

(Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ” và nguồn thông tin:……………………………………………………………………………………………….

4. Tác giả

Họ và tên:  Nguyễn Đình An                            Quốc tịch: Việt Nam

Bút danh:   An Nhien

Sinh ngày:  ……/……/19…..

Địa chỉ:       …………………………

Số CMND:  …………… – Cấp ngày: …../……./…….. – Nơi cấp: Công an tỉnh ……..

5. Chủ sở hữu quyền tác giả

Tên chủ sở hữu tác phẩm:  Nguyễn Đình An                         Quốc tịch: Việt Nam

Bút danh:   An Nhien

Sinh ngày:  ……/……./19……

Địa chỉ:       …………………………

Số CMND:  …………… – Cấp ngày: …../……./…….. – Nơi cấp: Công an tỉnh ……..

Cơ sở phát sinh sở hữu quyền: Tác giả tự đầu tư kinh phí sáng tạo tác phẩm

6. Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp: ………………………………………………..
Cấp ngày: ………………………………………………………………………………………………………….
Tên tác phẩm: ……………………………………………………………………………………………………
Loại hình: ………………………………………………………………………………………………………….
Tác giả:…………………………………………………….. Quốc tịch: …………………………..
Chủ sở hữu:           ……………………………………………………..     Quốc tịch: ………………………….
Số Đăng ký kinh doanh: ……………………………………………………………………………………

Lý do cấp lại Giấy chứng nhận: ………………………………………………………………………….

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật

Nơi nhận:

–        nt;

–        lưu VP- IP

 

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2020

Người nộp đơn

Tổng Giám Đốc

Download Tại Đây

Một số chủ đề có thể bạn sẽ quan tâm:

+ Đăng ký bản quyền game trò chơi

+ Đăng ký bản quyền phần mềm

+ Đăng ký bản quyền âm nhạc

Đăng ký bản quyền bài hát được dịch từ tiếng nước ngoài như thế nào?

Trả lời: Trong thời đại giao lưu văn hóa hiện nay, rất nhiều các ca khúc, bài hát hay của nước ngoài được dịch ra tiếng Việt, vậy việc bảo hộ quyền tác giả đối với ca khúc dịch như thế nào? Hãy cùng Luật Việt Phú tư vấn thủ tục Đăng ký bản quyền bài hát dịch ra từ tiếng nước ngoài.
Một trong những lưu ý quan trọng đó là ca khúc dịch được coi là tác phẩm phái sinh. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định tác phẩm phái sinh sẽ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Vì vậy khi các nhạc sỹ, ca sỹ trong nước muốn dịch các nhạc phẩm trên thế giới ra tiếng Việt, họ cần phải làm việc với chủ sở hữu tác phẩm gốc để đàm phán, ký kết hợp đồng dịch thuật.
Chỉ khi chủ sở hữu tác phẩm gốc đồng ý cho các ca sỹ, nhạc sỹ Việt Nam dịch ra tác phẩm ra tiếng Việt thì tác phẩm dịch mới trở thành hợp pháp và được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khi đó, theo quy định của Luật bản quyền Việt Nam, tác phẩm dịch cũng có thể được đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm phái sinh.
Luật Việt Phú là một công ty luật có uy tín, đã từng trợ giúp rất nhiều các ca sỹ, diễn viên, nhạc sỹ nổi tiếng bảo hộ bản quyền tác giả, có thể trợ giúp khách hàng trong việc đăng ký tác phẩm là ca khúc dịch.

Khi đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc (bài hát) có bắt buộc phải thu âm trước không hay có thể đăng ký phần lời và phần nhạc trước?

Trả lời: Chủ sở hữu có thể đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc dưới hình thức tác phẩm đã được thu âm hoặc phần lời + phần nhạc (cho bản chưa thu âm) đều có thể được

Vì sao nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng, Quốc ca vẫn bị đánh bản quyền?

Theo các luật sư, gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng tác phẩm cho Nhà nước là hiến tặng phần “nhạc và lời”, nếu chúng ta sử dụng bản ghi do một đơn vị khác sản xuất thì phải có sự đồng ý của họ.

Việc không thể nghe được phần hát Quốc ca mở đầu trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Lào trên sân Bishan (Singapore) tối 6/12 khi theo dõi trên Youtube đã khiến dư luận nổ ra những tranh cãi trái chiều.

Trước đó, BH Media được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác một bản ghi “Tiến quân ca” trên nền tảng số. Bản ghi này do Hồ Gươm Audio sản xuất. Vì thế khi sự cố này xảy ra, nhiều người cho rằng BH Media can thiệp bản quyền.

Tuy nhiên, trả lời báo chí đơn vị này khẳng định: “Vụ việc các kênh YouTube tắt tiếng Quốc ca lần này không hề liên quan đến BH Media”. Trong trận đấu Việt Nam – Lào không hề có bên nào “đánh bản quyền Quốc ca” mà chỉ là do các đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng đề phòng bị mất doanh thu.

Sử dụng bản ghi, phối khí bài Quốc ca do một đơn vị tự sản xuất phải xin phép là đúng

Chia sẻ với PV Dân trí, luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng văn phong Luật sư Tinh Thông Luật) cho hay, Quốc ca của mỗi quốc gia thường được quy định trong hiến pháp của quốc gia đó. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời bài Tiến quân ca” (Điều 143).

Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng tác phẩm cho Nhà nước là hiến tặng phần “nhạc và lời”.

Đối với mỗi bản ghi âm, audio của một bài hát khi được phát hành sẽ chứa 2 loại quyền tách biệt là: quyền bản ghi – liên quan đến phần nhạc, hòa âm phối khí và âm thanh giọng hát có trong bản ghi; quyền tác giả – liên quan đến phần giai điệu, tiết tấu và lời của bài hát được sử dụng trong bản ghi âm.

Theo Luật Bản quyền, hãng đĩa hoặc nhà sản xuất ra bản ghi âm là người nắm giữ phần quyền bản ghi, còn nhạc sĩ, người sáng tác bài hát nắm giữ quyền tác giả hay còn gọi là tác quyền.

“Nhiều người chưa hiểu chính xác về hai loại quyền nói trên. Không phải là người tạo ra tác phẩm đó nên có quyền 100% đối với những bản ghi âm, ghi hình liên quan đến tác phẩm của mình.

Ví dụ một nhạc sĩ chuyên sáng tác các ca khúc cho các show truyền hình của VTV, HTV nhưng không có nghĩa nhạc sĩ được quyền đăng tải các chương trình này lên kênh YouTube của nhạc sĩ bởi VTV, HTV mới là chủ sở hữu thực sự.

Do vậy, nếu chúng ta sử dụng phần lời bài hát mà không sử dụng phần hòa âm phối khí của Hồ Gươm Audio thì không việc gì phải xin phép. Còn bất kỳ ai muốn sử dụng bản hòa âm, phối khí này đều phải xin phép chủ sở hữu là đúng”, Luật sư Diệp Năng Bình phân tích.

Ở trận đấu giữa Việt Nam và Lào tối 6/12, một số kênh Youtube tự động tắt tiếng, không phát phần Quốc ca là đề phòng đơn vị tổ chức trận đấu phát sóng bản ghi có bản quyền. Theo luật, bất kì ai muốn sử dụng bản ghi này thì phải xin phép nhà sản xuất.

Nếu bị đánh bản quyền, theo luật sư Diệp Năng Bình các kênh Youtube không chỉ bị mất doanh thu mà còn có thể phải chịu phạt theo quy định.

“Nhà nước cần thực hiện một bản ghi Quốc ca chuẩn, phát miễn phí trên các nền tảng số”

Trong khi đó, Luật sư Nghiêm Quang Vinh (Giám đốc công ty Luật Nghiêm Quang, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, sự việc lần này là do tự ý các kênh Youtube chủ động tắt tiếng tránh việc bị đánh bản quyền.

Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận nghiêm túc về việc “bản quyền Quốc ca”. Thực tế, trong trận đấu thuộc Vòng loại thứ 3 của World Cup 2022 giữa đội tuyển Việt Nam và Ả Rập Xê Út đăng tải trên kênh YouTube “FPT Bóng Đá Việt” đã bị Naxos Digital Services US (thay mặt cho Hãng đĩa Marco Polo) thông báo xác nhận sở hữu bản quyền bản ghi Quốc ca Việt Nam.

Kênh YouTube của FPT không có lỗi, họ chỉ là đơn vị tiếp sóng. Ban tổ chức sân mới chính là người đã chọn bản ghi Tiến quân ca của Hãng đĩa Marco Polo. Đây là bản ghi mà hãng đĩa này bỏ tiền sản xuất và đã đăng ký bản quyền trên YouTube.

“Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao đã hiến tặng phần lời và nhạc bài Tiến quân ca cho Nhà nước. Chúng ta nên thực hiện việc đăng ký bản quyền quốc tế đối với ca khúc này. Bất cứ cá nhân, tổ chức, đơn vị nào kể cả ở nước ngoài muốn sử dụng ca khúc đều phải xin phép.

Thêm vào đó, để tránh các sự cố bản quyền tương tự, Nhà nước cũng nên thực hiện sản xuất bản ghi Quốc ca chuẩn, với dàn nhạc giao hưởng và phát miễn phí trên các nền tảng số âm nhạc. Trong các sự kiện trong và ngoài nước, các đơn vị có thể sử dụng bản ghi này mà không lo sợ vi phạm bản quyền”, luật sư Nghiêm Quang Vinh nói.

Vị luật sư này cũng cho rằng, ở các trận đấu bóng đá khác, đoàn thể thao Việt Nam nên chủ động cung cấp các bản ghi Quốc ca có bản quyền của mình cho đơn vị tổ chức, tránh tình trạng “dở khóc, dở cười” như các sự việc xảy ra vừa rồi.

“Hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất bản ghi Tiến quân ca, cả trong nước và ngoài nước. Bản ghi do phía nước ngoài sản xuất họ đăng ký bản quyền, phát trên nước họ thì không sao nhưng nếu chúng ta không bỏ tiền ra mua, khi thực hiện phát sóng lại họ hoàn toàn có thể đánh bản quyền”, Luật sư Vinh nói.

Hà Trang (Dantri)