Tài liệu dùng cho sinh viên tham khảo trong học tập, không sử dụng vào mục đích khác
1. Quy định của pháp luật về gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ và trách niệm của pháp nhân khi người của pháp nhân gây thiệt hại
B là công nhân vừa bị sa thải của công ty X, đến công ty đòi gặp giám đốc. Vì giám đốc đang tiếp khách, mặt khác, thấy B đang trong tình trạng say rượu nên A – bảo vệ công ty đã ngăn chặn không cho vào. B chửi bới, dùng những lời lẽ xúc phạm và cố tình xông vào công ty. Không kiềm chế nổi, A dùng dùi cui đánh túi bụi vào lưng B cho đến khi B ngã quy. Kết quả B bị trấn thương nặng.
– Hành vi của A có phải là phòng vệ chính đáng không?
Hành vi của A không được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù B cố ý xông vào công ty trong tình trạng say, bị kích động mạnh nhưng hành vi của B không phải đang tấn công gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại ngay tức khắc. A có nhiệm vụ bảo vệ công ty nhưng việc A đánh B túi bụi cho đến khi B ngã quỵ không phải là hành vi chống trả lại một cách tương xứng với hành vi của B.
– B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khoẻ không?
Mặc dù B cũng có lỗi xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân cũng như công ty X (Điều 611 BLDS 2005) nhưng việc A gây thiệt hại cho B đáp ứng đầy đủ 4 yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hướng dẫn của Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định củaBLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: có thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm; có hành vi đánh người trái pháp luật của A; A có lỗi; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Vì vậy, B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho B và trách nhiệm bồi thường được giải quyết như thế nào?
A gây thiệt hại cho B khi đang thực hiện công việc bảo vệ do công ty giao cho. Vì vậy, theo Điều 618 của BLDS 2005 “pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao cho”, Công ty X có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho B. Theo Điều 618 BLDS 2005, “nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”, vì vậy, xem xét A có lỗi đánh B đến mức trấn thương nặng nên A có trách nhiệm bồi hoàn lại cho Công ty.
B cũng có lỗi do xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của A cũng như thành viên công ty, xông vào công ty một cách trái phép nên B cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Theo Điều 617 BLDS 2005, “khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”.
2. quy định của pháp luật về việc xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại
A và B là hai anh em đồng hao. Một lần, A gặp B đi làm đồng về qua ngõ nhà mình, sẵn có ấm trà ngon nên A cố níu kéo mời B vào nhà mình uống trà. B một mực từ chối vì đang bận. Cậy mình to khoẻ, A vòng tay ôm hai chân B, vác B lên vai định “cưỡng chế” B vào nhà uống trà. B cố giãy giụa, A buồn cười quá nên tuột tay, làm B ngã, đầu cắm xuống đất. Bệnh viện án xác định B bị trấn thương đốt sống cổ, dẫn đến liệt toàn thân. Gia cảnh của A rất khó khăn.
– Ai có lỗi trong vụ việc trên?
Mặc dù A có ý tốt chỉ muốn mời B vào nhà mình uống trà và không cố ý gây thiệt hại cho B nhưng trong vụ việc này, A đã có lỗi vô ý gây thiệt hại cho B. Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định củaBLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định: “vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại”. Việc B giãy giụa là phản ứng bình thường của B khi bị A cưỡng ép, vì vậy B không có lỗi đối với thiệt hại
– Trách nhiệm bồi thường và xác định thiệt hại như thế nào?
A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra cho B. Trong trường hợp này, do B bị trấn thương dẫn đến liệt toàn thân, hoàn toàn mất khả năng lao động nên Theo Điều 609 BLDS 2005, A phải bồi thường các khoản sau: Chi phí hợp lý để cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của B; thu nhập bị mất của B; Chi phí cho người chăm sóc B do B bị liệt toàn thân; và một khoản bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu. Theo Điều 612 BLDS 2005, “trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường đến khi chết”, do đó ông B được hưởng tiền bồi thường đến khi chết.
Theo khoản 2 Điều 605 BLDS 2005, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình, vì vậy, ông A có thể đề nghị để được giảm mức bồi thường.
3. Quy định của pháp luật khi người gây thiệt hại do uống rượu nên không tự chủ được hành vi
P và Q là bạn thân thời đi học, sau mấy chục năm không gặp, bây giờ vô tình mới gặp lại. P kéo Q vào quán vừa uống rượu, vừa hàn huyên. Q không uống được rượu nhưng vì P ép quá, nể bạn, Q cố uống vài chén cho P vui lòng. Lúc đứng dậy ra về, Q thấy đầu choáng váng, đi được vài bước, Q xô vào một chiếc bàn trong quán, làm đổ nồi lẩu đang sôi vào hai vị khách đang ngồi ăn khiến họ bị bỏng nặng.
– Ai phải bồi thường, vì sao?
Điều 615 BLDS 2005 quy định: “người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường”. Trong trường hợp này, mặc dù P cố ý ép Q uống nhưng Q hoàn toàn có thể từ chối. Q không uống được rượu nhưng vì nể bạn mà uống say, gây thiệt hại cho người khác thì tự Q phải chịu trách nhiệm bồi thường.
– P có phải chịu trách nhiệm gì không?
Theo khoản 2 Điều 615 BLDS 2005, khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của họ gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Trong trường hợp này, P chỉ nài ép Q uống. Q hoàn toàn có thể từ chối nhưng do quá nể bạn, Q đã uống, tự đặt mình vào tình trạng say. Vì vậy, P không phải chịu trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại do Q gây ra. Nếu P dùng vũ lực, hoặc đe doạ để cưỡng ép Q uống rượu, hoặc P lừa dối Q dẫn đến làm Q mất khả năng kháng cự mà uống say thì P phải thay Q bồi thường.
4. Quy định của pháp luật trong trường hợp nhiều người gây thiệt hại
Biết cả nhà anh K về quê, A, B, C bàn bạc với nhau chờ đêm đến sẽ phá khóa nhà K để vào trộm cắp tài sản. Đêm đó, chỉ có A, B phá khóa vào lấy xe máy, tiền, vàng và một số tài sản khác, trị giá khoảng 100 triệu đồng. C nhận trách nhiệm tìm chỗ tiêu thụ số tài sản trộm cắp trên. D thuê nhà gần đó, khi đi chơi đêm về thấy nhà K cửa mở toang, liền lẻn vào, bê nốt ti vi và một số đồ đạc khác (do A, B bỏ lại vì không mang đi được) trị giá khoảng 10 triệu. Sau thời gian điều tra, công an tìm ra A, C, D; còn B hiện vẫn đang bỏ trốn. Số tài sản trộm cắp chúng đều đã bán và tiêu dùng hết.
– K có quyền kiện ai để yêu cầu bồi thường?
K có quyền kiện A, B, C và D để yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản. Mặc dù chưa bắt được B nhưng B vẫn là bị đơn trong vụ án này.
– Trách nhiệm bồi thường của A, B, C, D được xác định như thế nào?
Trong vụ án trên, A, B, C, D đều có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho K. Hành vi gây thiệt hại của D hoàn toàn độc lập và riêng rẽ với A, B, C nên D phải bồi thường phần thiệt hại về tài sản mà D gây ra trị giá 10 triệu đồng. C mặc dù không trực tiếp trộm cắp tài sản của K nhưng do đã có sự bàn bạc, thoả thuận trước với A, B, có nghĩa là A, B, C cùng thống nhất về ý chí trong việc trộm cắp tài sản của K. Theo Điều 616 BLDS 2005, “trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại”. Vì vậy, A, B, C phải liên đới bồi thường thiệt hại cho K số tài sản trị giá 100 triệu đồng. K có thể yêu cầu bất kỳ ai trong số A, B, C phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nhiều người cũng thống nhất ý chí gây thiệt hại cho người khác
TS. TRẦN THỊ HUỆ – Khoa Pháp luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội
Các bạn download tài liệu tại đây