Theo quy định của pháp luật hiện hành điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ như sau:
– Điều kiện về vốn:
+ Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
+ Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định.
– Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
+ Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
+ Không có tiền án.
+ Những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thoả mãn thêm điều kiện: trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
– Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ:
+ Người lao động được tuyển dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ sáu tháng trở lên.
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
+ Có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ bao gồm:
– Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn:
+ Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;
+ Đối với số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ phải bằng số vốn góp bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải toả sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ
+ Đối với số vốn góp bằng tài sản, phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
– Hồ sơ chứng minh điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp:
+ Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh;
+ Trường hợp bằng tốt nghiệp do nước ngoài cấp, thì phải được dịch ra tiếng Việt Nam và công chứng;
+ Phiếu lý lịch tư pháp
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả.
Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Phòng đăng ký kinh doanh.
Thời hạn: 08 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Căn cứ pháp lý:
– Luật doanh nghiệp năm 2005;
– Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 14/2010/TT-BKH hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.