Công ty luật hướng dẫn đăng ký khai sinh quá hạn cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam

3

(công ty luật)

– Thành phần hồ sơ:

1. Giấv chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
2. Bản sao hộ chiếu, Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn) và xuất trình bản chính để đối chiếu.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì cơ quan đại diện kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
4. Trường hợp trẻ sinh ra có bố hoặc mẹ là người nước ngoài thì hai vợ chồng phải có thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn quốc tịch cho con. Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì phải có giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch. Giấy thỏa thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.

Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài, thì việc xác định quốc tịch cho trẻ em được thực hiện theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Số bộ hồ sơ: 01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết:

05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, 10 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minh.

– Cơ quan có thẩm quyền:

–   Cơ quan quyết định: Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài.

–   Cơ quan được ủy quyền: Viên chức lãnh sự hoặc phòng lãnh sự.

–   Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài.

– Cơ sở pháp lý:

–   Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 ngày 13/11/2008.

–   Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch.

–   Nghị định số: 79/2007/NĐ – CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực bản sao từ bản gốc, chứng thực chữ ký.

–   Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP –BNG hướng dẫn nghị định 158/2005/NĐ-CP.

–   Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngafy15/12/2009 của Bộ tài chính.

Luật sư công ty luật tư vấn