Trình tự thực hiện thủ tục:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại Sở Nông nghiệp và PTNT;
Bước 2: Sở nông nghiệp và PTNT kiểm tra hồ sơ và thực địa;
+ Nếu đảm bảo điều kiện thì cấp giấy chứng nhận.
+ Nếu chưa đảm bảo điều kiện thì trả lời bằng văn bản để nhà sản xuất khắc phục;
Bước 3: Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Nông nghiệp và PTNT
Thành phần, số lượng bộ hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ, gồm:
+ Đơn đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn (theo mẫu);
+ Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (theo mẫu);
+ Các tài liệu liên quan khác (nếu có)
– Số lượng bộ hồ sơ: 02 (bộ)
Thời hạn giải quyết thủ tục: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết: Sở Nông nghiệp và PTNT
Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:
* Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn:
– Nhân lực:
+ Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên);
+ Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.
– Đất trồng và giá thể
+ Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn;
+ Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép.
– Nước tưới:
+ Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả và chè;
+ Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép.
+ Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người.
– Quy trình sản xuất rau, quả an toàn:
Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.
– Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.
* Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn:
– Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện nêu ở mục a khoản 1 Điều này và được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;
– Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP;
– Nước dùng rửa rau, quả phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;
– Có hợp đồng mua rau, quả tươi của nhà sản xuất rau, quả an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế);
– Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP.
Luật sư công ty luật tư vấn