(công ty luật)
– Thành phần hồ sơ:
1. Phiếu đăng ký công dân (theo mẫu số 19/NG-LS), Người đăng ký phải điền đầy đủ các chi tiết trong Phiếu đăng ký công dân (nếu người khai còn có hộ chiếu nước ngoài thì mục hộ chiếu ghi thêm nước cấp hộ chiếu).
2. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hợp lệ (đương sự xuất trình hộ chiếu để đối chiếu).
3. Nếu không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị (hoặc giấy tờ thay hộ chiếu) thì nộp một trong các giấy tờ sau để chứng minh quốc tịch Việt Nam (nộp bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu): Giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho nhập hoặc cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ về hộ tịch. Hộ chiếu, các giấy tờ, chứng nhận về quốc tịch, hộ tịch do chính quyền Sài Gòn trước kia cấp cũng được tiếp nhận để xem xét.
4. Tờ khai xin cấp giấy xác nhận đăng ký công dân (Mẫu 22/NG-LS) nếu có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận đã đăng ký công dân
5. Trường hợp người xin đăng ký công dân không có giấy tờ để chứng minh quốc tịch Việt Nam, hoặc qua các giấy tờ đã nộp chưa khẳng định được quốc tịch Việt nam của người đó thì cần làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.
Số bộ hồ sơ: 01 (bộ)
– Thời hạn giải quyết:
-01 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với người có đủ giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam. – 01 ngày kể từ khi nhận được kết quả xác minh đối với trường hợp phải xác minh có quốc tịch Việt Nam
– Cơ quan có thẩm quyền:
– Cơ quan quyết định: Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài.
– Cơ quan được ủy quyền: Viên chức lãnh sự hoặc phòng lãnh sự.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài.
– Cơ sở pháp lý:
– Luật quốc tịch số 07/1998/QH10 ngày 01/01/1999.
– Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 ngày 13/11/2008.
– Quyết định số 05/2002/QĐ-BNG của Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
– Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngafy15/12/2009 của Bộ tài chính.
Luật sư công ty luật tư vấn