Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch” (Điều 11) và “UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em” (khoản 2, Điều 23 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em).
Vkhai sinh cho con ngoài giá thú được thực hiện tại UBND cấp xã (phường, thị trấn) nơi người mẹ cư trú, theo quy định tại Khoản 3, Điều 15, Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về Đăng ký và quản lý hộ tịch như sau: “Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh”.
Khi đăng ký khai sinh không nhất thiết phải có đầy đủ cả cha và mẹ khi đăng ký khai sinh. Như vậy, khi đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, pháp luật không cho phép cán bộ tư pháp – hộ tịch được gặng hỏi, tìm hiểu về quan hệ hôn nhân của người mẹ. Đây là vấn đề thuộc về bí mật đời tư của cá nhân.
Hơn nữa, chỉ cần có giấy chứng sinh là có thể khai sinh cho trẻ theo diện con ngoài giá thú. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Những cán bộ được phân công làm nhiệm vụ khai sinh vì một động cơ không trong sáng hay thiếu hiểu biết mà đưa ra những yêu cầu vô lý trên chỉ là thiểu số. Vì vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ngoài giá thú cũng cần có sự phản ánh kịp thời để yêu cầu họ làm đúng theo uy định, trường hợp sau khi phản ánh mà họ vẫn tiếp tục gây khó khăn thì có thể kiến nghị đến người có thẩm quyền.
Công ty luật tư vấn