– Thành phần hồ sơ:
1. | Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu quy định).
Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn. Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người hoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha, mẹ đẻ ký Giấy thỏa thuận. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thì người đại diện của cơ sở nuôi dưỡng ký Giấy thoả thuận. Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì trong Giấy thoả thuận phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp người nhận con nuôi không cư trú tại nước nơi đăng ký việc nuôi con nuôi thì Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xác nhận của Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc chính quyền cấp xã, nơi người nhận con nuôi cư trú về việc người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. |
2. | Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi. |
3. | Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi. |
Số bộ hồ sơ: 01 (bộ)
– Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, 10 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minh
– Cơ quan có thẩm quyền:
– Cơ quan quyết định: Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài.
– Cơ quan được ủy quyền: Viên chức lãnh sự hoặc phòng lãnh sự.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài.
– Phí và lệ phí:
Đăng ký việc nuôi con nuôi | 150 USD |
– Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân gia đình số 22/2000/QH10 ngày 09/6/2000.
– Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết một số điều luật hôn nhân gia đình.
– Nghị định 69/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 68/2002/NĐ-CP.
– Thông tư 07/2002/TT-BTP ngày 16/12/2007 hướn dẫn nghị địn 68/2002/NĐ-CP.
– Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch.
– Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP –BNG hướng dẫn nghị định 158/2005/NĐ-CP.
– Quyết định 04/2007/QĐ-BTP ngày 13/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngafy15/12/2009 của Bộ tài chính.