Trình tự thực hiện:
– Công dân: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận “một cửa”) và nhận giấy hẹn trả kết quả.
– Sở KH&ĐT: thụ lý hồ sơ, ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc trình UBND Thành phố phê duyệt.
– Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC. Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, công dân nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận một cửa) của Sở KH&ĐT:
Hồ sơ điều chỉnh Giấy CNĐT để bổ sung hoạt động:
1. Bản đăng ký/đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu (Phụ lục I-6, Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006);
2. Bản giải trình những nội dung điều chỉnh (ghi rõ những thay đổi so với dự án đang triển khai) và lý do điều chỉnh;
3. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;
4. Bản sửa đổi, bổ sung của Điều lệ doanh nghiệp;
5. Bản sửa đổi, bổ sung của hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có).
6. Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp và dự án đến thời điểm đăng ký điều chỉnh.
c. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh (áp dụng cho cả trường hợp a và b):
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu (Mẫu MĐ-1, Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 của Bộ Công thương);
– Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh về quốc tịch pháp nhân, hình thức đầu tư, dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động (nội dung của bản giải trình theo hướng dẫn của Bộ Công thương tại Phụ lục kèm theo công văn số 6656/BCT-KH ngày 13/7/2009);
– Bản đăng ký nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá;
– Trường hợp dự án không gắn với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (không gắn với xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất) nay đề nghị bổ sung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và cá hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, cần bổ sung hồ sơ về pháp nhân hoặc các giấy tờ có liên quan để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện mục tiêu hoạt động.
d. Hồ sơ cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất (áp dụng cho trường hợp b):
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo mẫu (Mẫu MĐ-4, Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 của Bộ Công thương);
– Bản sao Giấy phép kinh doanh;
b) Số lượng hồ sơ: 08 bộ, trong đó có 01 bộ gốc.
Thời hạn giải quyết:
– Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: 03 ngày làm việc. (Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư ra Phiếu yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc trả lại hồ sơ để nhà đầu tư hoàn thiện. Thời gian giải quyết theo qui định được tính từ ngày nhận hồ sơ bổ sung, giải trình của nhà đầu tư. Quá thời hạn 03 tháng, kể từ ngày có thông báo mà nhà đầu tư không thực hiện bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu, hồ sơ mặc nhiên hết hiệu lực);
– Thời gian xem xét, cấp / điều chỉnh GCNĐT + cấp GPKD: 33 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (số ngày được tính trên dấu công văn đến; không tính ngày hồ sơ trên đường chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác trong quá trình thẩm tra. Trong trường hợp cần thiết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 48 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ);
Cơ quan thẩm quyền:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở KH&ĐT
c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…)
Yêu cầu khác:
Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận kết quả phải xuất trình bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) để đối chiếu. Nếu không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật của NĐDTPL cho người đến nhận kết quả.