I) Đặt vấn đề:
1. Điều kiện như thế nào thì được coi là 1 nghề
2. So sánh với 1 số lĩnh vực hoạt động khác không phải là nghề
3. Liên hệ với nghề luật sư.
4. Hiểu theo hướng nào về vấn đề: Sinh nghề tử nghiệp
II) Giải quyết vấn đề.
1. Thế nào là nghề:
1 hoạt động được coi là nghề khi:
+ Nó là hoạt động lao động thường xuyên
+ Nhờ vào hoạt động này mà giúp cho người thực hiện hoạt động này tồn tại được( Nghề mang lại cho người ta nguồn thu nhập để đảm bảo sống và làm việc.)
+ Tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần
+ Đáp ứng nhu cầu xã hội
Hay mở rộng theo 1 khía cạnh khác, nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội( Từ điển tiếng Việt), hoặc phải là sự thành thạo trong một công việc nào đó
2. So sánh với 1 số lĩnh vực khác
+ Có những hoạt động tự do khác, có tạo ra thu nhập,
+ Nhưng không mang tính thường xuyên mà mang tính thời vụ. Ví dụ: Hoạt động môi giới nhà đất của người dân, hoạt động mua
=è Không phải là nghề mà chỉ là hoạt động
1. Hiểu thế nào về “ Sinh nghề tử nghiệp” ???
Sinh nghề tử nghiệp nên được hiểu theo hướng: “Sinh nghề” khi 1 người đã hành nghề luật sư, thì cũng sông dựa vào nghề đó, các thu nhập được tạo ra từ hoạt động của luật sư có khả năng nuôi sống được bản thân người hành nghề và gia đình của người đó. Thâm chí trong một khía cạnh khác, người hành nghề còn nhân được sự kính trọng từ xã hội. Về vấn đề “tử nghiệp”, nên hiểu theo hướng khi người đó còn hoạt động trong lĩnh vực đó nữa thì nữa nghiệp của người đó cũng mất đi chứ không phải hiểu theo hướng là người đó chết vì cái nghiệp mà mình đang mang( Tức là chết do nguyên nhân anh hành nghề luật sư). Nghiệp được hiểu là cái hoạt động mà người ta gắn bó cả đời với nó. nghiệp” hiểu theo nghĩa thông thường chính là “duyên nợ” với một nghề mà mình đã tự nguyện lựa chọn và đeo đuổi suốt cả cuộc đời. Khi 1 người đã xác định gắn bó với nghề luật sư, có sự đam mê thì cái gắn bó với cá nhân đó suốt đời chính là nghiệp luật sư. Nghề nghiệp ấy là sự hòa quyện giữa kiến thức và kỹ năng chuyên môn với thái độ trân trọng, tâm huyết với công việc đó
Đồng ý với ý kiến: Nghề luật sư cũng giống như một số nghề khác, sẽ không thoát khỏi sự nghiệt ngã của việc sinh nghề tử nghiệp.
1. Sinh nghề nghĩa là : Sống bằng nghề đó : Điều này đã phân tích ở trên: tiêu chí được coi là nghề bao gồm:
+ Nó là hoạt động lao động thường xuyên
+ Nhờ vào hoạt động này mà giúp cho người thực hiện hoạt động này tồn tại được( Nghề mang lại cho người ta nguồn thu nhập để đảm bảo sống và làm việc.)
+ Tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần
+ Đáp ứng nhu cầu xã hội
Hay mở rộng theo 1 khía cạnh khác, nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội( Từ điển tiếng Việt), hoặc phải là sự thành thạo trong một công việc nào đó
2. Tử nghiệp nghĩa là khi 1 người chết đi hoặc không còn hành nghề đó nữa, đương nhiên cái nghiệp đó không còn bởi nghiệp là sự gắn bó cả đời đối với nghề đó. Đó chính là “duyên nợ” với một nghề mà mình đã tự nguyện lựa chọn và đeo đuổi suốt cả cuộc đời. Khi 1 người đã xác định gắn bó với nghề luật sư, có sự đam mê thì cái gắn bó với cá nhân đó suốt đời chính là nghiệp luật sư, cái nghiệp gắn bó với luật sư A thì cũng gắn liền với nhân thân và chỉ tồn tại cùng Luật sư A, không thể chuyển giao cho 1 cá nhân khác, giống như bất kỳ 1 nghề nào khác
Phản đối ý kiến cho rằng: Nghề luật sư cũng giống như một số nghề khác, sẽ không thoát khỏi sự nghiệt ngã của việc sinh nghề tử nghiệp.
1. Sinh nghề nghĩa là : Sống bằng nghề đó : Điều này đã phân tích ở trên: tiêu chí được coi là nghề bao gồm, tuy nhiên như chúng ta đã biết, những người hành nghề luật sư đều dựa trên sự hiểu biết pháp luật và có sự hiểu biết xã hội rộng lớn khác( Điều kiện để hành nghề luật sư: Phải có bằng đại học, có kinh nghiệm…). Vì vậy không phải tất cả những người hành nghề luật sư đều sống bằng việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, cũng hành nghề luật sư, nhưng trong những giai đoạn nhất định, họ không / hoặc không thể sống bằng những thu nhập được tao ra từ nghề luật sư mang lại bới nhiều yếu tố: sự cạnh tranh, quy định pháp luật mỗi thời kỳ khác nhau… cho nên họ với trình độ của mình, buộc phải sống bằng những nghề tay trái khác…
2. Tử nghiệp: Mặc dù như đã nói ở trên, tuy nghề luật sư là sự gắn bó cả đời đối với nghề đó. Đó chính là “duyên nợ” với một nghề mà mình đã tự nguyện lựa chọn và đeo đuổi suốt cả cuộc đời. Khi 1 người đã xác định gắn bó với nghề luật sư, có sự đam mê thì cái gắn bó với cá nhân đó suốt đời chính là nghiệp luật sư, cái nghiệp gắn bó với luật sư A thì cũng gắn liền với nhân thân người đó, nhưng cái nghiệp đó có thể được truyền thụ, đào tạo những thế hệ sau bởi hoạt động của luật sư là gắn liền với pháp luật, mà pháp luật là do nhà nước ban hành chứ không phải là của 1 cá nhân. Xã hội là sự nối tiếp của thế hệ này sang thế hệ khác, và ở mỗi giai đoạn nhất định đều có sự chuyển giao giữa các thế hệ, 1 người có thể mất đi những những gì thuộc về tư tưởng, cách hành xử chung thì không bao giờ mất mà luôn được phát triển thêm, vì vậy cho rằng “ Tử nghiệp” là chưa chính xác
III Kết luận.
Nêu ra ý nghĩa của của ý kiến: Sinh nghề tử nghiệp
Đưa ra ý kiến khẳng định lại là đồng ý hay không đồng ý về quan điểm nêu trên
Liên hệ đến nghề luật sư
Đề tài: “Nghề luật sư cũng giống như một số nghề khác, sẽ không thoát khỏi sự nghiệt ngã của việc sinh nghề tử nghiệp”.
Bài làm chi tiết
Kính thưa hội đồng giám khảo, thưa các thầy cô giáo và các bạn học viên!
Để có thể tồn tại được trong xã hội, một người ít nhất phải có được 1 nguồn thu nhập nhất định, tối thiểu. Và hoạt động thu nhập này thông thường đều phải trải qua lao động mà có, dù dưới hình thức là lao động trí óc hay lao động chân tay. Luật sư chúng ta cũng không phải là ngoại lệ của quy luật này.
Hoạt động của luật sư trong xu thế của thời đại thì chính thức mới được hình thành và thừa nhận rộng rãi trong khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt là từ sau khi có Luật Luật sư năm 2006 – Đạo luật lần đầu tiên đã quy định rõ chức năng xã hội của luật sư là góp phần bảo vệ công lý, đảm bảo cho xã hội vận hành theo nguyên tắc thượng tôn pháp luật, không ai có quyền đứng ngoài pháp luật và đứng trên pháp luật.
Có nhận định cho rằng: “Nghề luật sư cũng giống như một số nghề khác, sẽ không thoát khỏi sự nghiệt ngã của việc sinh nghề tử nghiệp”.
Chính vì vậy, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin được trao đổi thêm 1 số vấn đề để làm rõ nhận định nêu trên.
Thứ nhất, Chúng ta cần phải khẳng định: Thế nào là 1 nghề???
1 hoạt động chỉ có thể coi là 1 nghề khi nó hội đủ các yếu tố sau:
+ Nó phải là hoạt động lao động thường xuyên: tức là nó phải thường xuyên diễn ra và liên tục theo thời gian chứ không thể là hoạt động lao động bột phát, tức thời.
+ Nhờ vào hoạt động lao động này mà giúp cho người thực hiện hoạt động lao động này tồn tại được( Tức là hoạt động lao động này phải mang lại cho người ta nguồn thu nhập để đảm bảo sống hiện tại và tái tạo sức lao động tiếp theo. Dĩ nhiên, yếu tố này cũng cần phải chú trọng về chất lượng công việc thực hiện.)
+ Hoạt động lao động này phải tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần( Tức là nó phải có kết quả )
+ Đáp ứng nhu cầu xã hội hoặc của bản thân.
Hay mở rộng theo 1 khía cạnh khác, hoạt động được coi là nghề khi đó là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội( Từ điển tiếng Việt), hoặc phải là sự thành thạo trong một công việc nào đó. Điều này khác hẳn giữa 1 hoạt động lao động được coi là nghề và 1 hoạt động lao động thuẩn túy tạo ra sản phẩm. Những hoạt động đó không thể được coi là nghề mà nó chỉ là hoạt động lao động mà thôi.
Thứ hai: Hiểu như thế nào là “ Sinh nghề tử nghiệp”
“Sinh nghề” khi 1 người tồn tại trong xã hội, hoạt động phổ biến nhất đó chính là hoạt động lao động. Người ta phải sống dựa chủ yếu vào các thu nhập từ nghề đó. Người luật sư cũng vậy phải dựa chủ yếu vào các thu nhập từ hoạt động hành nghề của mình để nuôi sống được bản thân người hành nghề và gia đình của người đó. Thậm chí trong một khía cạnh khác, người hành nghề còn nhân được sự kính trọng từ xã hội.
Về vấn đề “tử nghiệp”, nên hiểu theo hướng khi người đó còn hoạt động trong lĩnh vực đó nữa thì nữa nghiệp của người đó cũng mất đi chứ không phải hiểu theo hướng là người đó chết vì cái nghiệp mà mình đang mang( Tức là chết do nguyên nhân vì hành nghề luật sư). Nghiệp được hiểu là cái hoạt động mà người ta gắn bó cả đời với nó. Nghiệp” hiểu theo nghĩa thông thường chính là “duyên nợ” với một nghề mà mình đã tự nguyện lựa chọn và đeo đuổi suốt cả cuộc đời. Khi 1 người đã xác định gắn bó với nghề, có sự đam mê thì cái gắn bó với cá nhân đó suốt đời chính là nghiệp( Ví dụ: Giáo viên, bác sỹ, luật sư…). Nghề nghiệp ấy là sự hòa quyện giữa kiến thức và kỹ năng chuyên môn với thái độ trân trọng, tâm huyết với công việc đó
Đồng ý với ý kiến: Nghề luật sư cũng giống như một số nghề khác, sẽ không thoát khỏi sự nghiệt ngã của việc sinh nghề tử nghiệp.
Sinh nghề nghĩa là : Sống bằng nghề đó
Điều này như đã phân tích ở trên: tiêu chí được coi là nghề bao gồm:
+ Nó là hoạt động lao động thường xuyên
+ Nhờ vào hoạt động này mà giúp cho người thực hiện hoạt động này tồn tại được( Nghề mang lại cho người ta nguồn thu nhập để đảm bảo sống và làm việc.)
+ Tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần
+ Đáp ứng nhu cầu xã hội
Hay mở rộng theo 1 khía cạnh khác, nghề là công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội( Từ điển tiếng Việt), hoặc phải là sự thành thạo trong một công việc nào đó
Nghề luật sư là nghề luật tiêu biểu nhất, nghề luật sư thể hiện đầy đủ nhất những đặc trưng của nghề luật, trong đó, người luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thu nhập của luật sư là từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Vì vậy, để sinh sống và tái tạo sức lao động được( theo nghĩa thực tế nhất) thì người luật sư phải sử dụng các khoản thù lao này. Nếu như trong quá trình hoạt động, người luật sư có những hoạt động thu nhập ngoài, từ những hoạt động lao động tức thời và đơn lẻ, thì cũng khó có thể coi đây là hoạt động sinh sống chủ yếu từ thu nhập đó.
Dĩ nhiên, trong thời điểm hiện tại, nếu khẳng định rằng luật sư sống bằng nghề luật thì chưa hẳn chính xác, bởi các chủ thể trong xã hội chưa thực sự chú trọng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thông thường đến khi vi phạm lúc đó mới cần đến sự tư vấn hay trợ giúp của đội ngũ Luật sư, vì vậy, các thu nhập chính của người hành nghề luật sư không thể đảm bảo cho cuộc sống của họ.
Tử nghiệp nghĩa là khi 1 người chết đi hoặc không còn hành nghề đó nữa, đương nhiên cái nghiệp đó không còn bởi nghiệp là sự gắn bó cả đời đối với nghề đó. Đó chính là “duyên nợ” với một nghề mà mình đã tự nguyện lựa chọn và đeo đuổi suốt cả cuộc đời. Khi 1 người đã xác định gắn bó với nghề luật sư, có sự đam mê thì cái gắn bó với cá nhân đó suốt đời chính là nghiệp luật sư, cái nghiệp gắn bó với luật sư A thì cũng gắn liền với nhân thân và chỉ tồn tại cùng Luật sư A, không thể chuyển giao cho 1 cá nhân khác, giống như bất kỳ 1 nghề nào khác.
Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về việc hành nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy chế đạo đức nghề nghiệp. Tính chất nghề nghiệp đòi hỏi luật sư không chỉ thông hiểu pháp luật hiện hành mà còn hiểu biết cả tinh thần, nội dung những quy định của pháp luật ở từng thời điểm của thời gian đã qua. Luật sư còn phải hiểu sâu rộng cả tục lệ và bản sắc văn hoá của dân tộc.
Xuất phát từ tính chất, đặc thù của nghề luật sư, nó đòi hỏi luật sư ngoài các phẩm chất chung là Chân, Thiện, Mỹ, luật sư còn phải là người có khối óc thông minh, tấm lòng trong sáng, dũng cảm, biết lấy pháp luật và đạo đức xã hội làm cơ sở hoạt động mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội . Vì những đặc trưng gắn liền với cá nhân của người hành nghề Luật sư, mà có thể khẳng định rằng “ Nghiệp” khó có thể truyền được hết cho thế hệ sau và được người sau kế thừa, phát triển lên.
Phản đối ý kiến cho rằng: Nghề luật sư cũng giống như một số nghề khác, sẽ không thoát khỏi sự nghiệt ngã của việc sinh nghề tử nghiệp.
Sinh nghề nghĩa là : Sống bằng nghề đó : Điều này đã phân tích ở trên: tiêu chí được coi là nghề bao gồm, tuy nhiên như chúng ta đã biết, những người hành nghề luật sư đều dựa trên sự hiểu biết pháp luật và có sự hiểu biết xã hội rộng lớn khác( Điều kiện để hành nghề luật sư: Phải có bằng đại học, có kinh nghiệm…). Vì vậy không phải tất cả những người hành nghề luật sư đều sống bằng việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, cũng hành nghề luật sư, nhưng trong những giai đoạn nhất định, họ không / hoặc không thể sống bằng những thu nhập được tao ra từ nghề luật sư mang lại bới nhiều yếu tố: sự cạnh tranh, quy định pháp luật mỗi thời kỳ khác nhau… cho nên họ với trình độ của mình, buộc phải sống bằng những nghề tay trái khác…
Trong thời điểm hiện nay, nếu khẳng định rằng luật sư sống bằng nghề luật thì chưa hẳn chính xác, bởi hiện tại các chủ thể trong xã hội chưa thực sự chú trọng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thông thường đến khi vi phạm lúc đó mới cần đến sự tư vấn hay trợ giúp của đội ngũ Luật sư, vì vậy, các thu nhập chính của người hành nghề luật sư không thể đảm bảo cho cuộc sống của họ.
Tử nghiệp: Mặc dù như đã nói ở trên, tuy nghề luật sư là sự gắn bó cả đời đối với nghề đó. Đó chính là “duyên nợ” với một nghề mà mình đã tự nguyện lựa chọn và đeo đuổi suốt cả cuộc đời. Khi 1 người đã xác định gắn bó với nghề luật sư, có sự đam mê thì cái gắn bó với cá nhân đó suốt đời chính là nghiệp luật sư, cái nghiệp gắn bó với luật sư A thì cũng gắn liền với nhân thân người đó, nhưng cái nghiệp đó có thể được truyền thụ, đào tạo những thế hệ sau bởi hoạt động của luật sư là gắn liền với pháp luật, mà pháp luật là do nhà nước ban hành chứ không phải là của 1 cá nhân. Xã hội là sự nối tiếp của thế hệ này sang thế hệ khác, và ở mỗi giai đoạn nhất định đều có sự chuyển giao giữa các thế hệ, 1 người có thể mất đi những những gì thuộc về tư tưởng, cách hành xử chung thì không bao giờ mất mà luôn được phát triển thêm, vì vậy cho rằng “ Tử nghiệp” là chưa chính xác
KẾT LUẬN:
Cho dù, đã được khẳng định theo quan điểm đồng ý / phản biện đối với ý kiến “Nghề luật sư cũng giống như một số nghề khác, sẽ không thoát khỏi sự nghiệt ngã của việc sinh nghề tử nghiệp” này, thì người luật sư phải luôn ý thức được rằng:
Để “sinh nghề” được thì , mỗi luật sư cần phải có những định hướng cụ thể cho mình để đáp ứng những yêu cầu của công cuộc hội nhập và để đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống, Luật sư cần chuyên môn hoá lĩnh vực hoạt động của mình, Luật sư cần cập nhật kiến thức pháp luật mới, Đổi mới tư duy về quyền con người: Luật sư tham gia tranh tụng hôm nay phải nhận thức và đổi mới tư duy về quyền con người – bởi quyền con người luôn được tôn trọng và ngày một nâng cao cho dù thân chủ chúng ta là bị cáo, người bị hại hay các đương sự, Hoàn thiện kỹ năng tranh tụng, tư vấn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Trong quá trình hành nghề, người luật sư cần phải luôn luôn nhớ rằng: Luật sư là nghề nghiệp đặc thù, đòi hỏi sự “trong sáng về đạo đức”. Người làm công việc này phải tuân theo những quy tắc đạo đức hành nghề bắt buộc, có như vậy mới nâng cao được uy tín và vị thế trong xã hội. Trong quá trình hành nghề, luật sư phải trung thành với khách hàng, không tiết lộ thông tin khách hàng cho bất cứ ai, bất cứ cơ quan nào; không đồng lõa và giúp khách hàng làm những việc sai trái. Liên quan đến việc tiếp nhận vụ việc từ khách hàng, luật sư phải tuân theo các quy tắc: Không mâu thuẫn quyền lợi (không đại diện cho hai khách hàng trong cùng một vụ việc có quyền lợi đối lập). Luật sư phải từ chối các vụ việc không thuộc lĩnh vực của mình và giúp khách hàng tìm các luật sư có lĩnh vực chuyên môn phù hợp… Có như vậy thì mới xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội.
Sưu tầm