Trình tự thực hiện thủ tục:
Bước 1: Tổ chức, công dân có nhu cầu nộp hồ sơ đăng ký tổ chức nhượng quyền thương mại tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công Thương. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì giao phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả;
Bước 2: Hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển về phòng Phòng Quản lý Thương mại để vào Sổ đăng ký nhượng quyền thương mại và soạn thông báo trình Lãnh đạo Sở ký. Kết quả sẽ được chuyển trả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
Bước 3: Thu phí, lệ phí, trả kết quả cho tổ chức, công dân.
Cách thức thực hiện thủ tục: Tổ chức, công dân nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả”
Thành phần, số lượng bộ hồ sơ:
– Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu quy định);
– Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (theo mẫu quy định);
– Bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
– Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;
– Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là nhượng quyền thứ cấp;
– Nếu một trong số các giấy tơ trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết thủ tục: 05 ngày làm việc
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, công dân
Cơ quan có thẩm quyền:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công thương
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công thương
Phí, lệ phí: Lệ phí cấp Thông báo chấp thuận điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại là 4.000.000đ/giấy
Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: quy định tại điều 5; 6 mục 1 chương II Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
* Điều kiện đối với Bên nhượng quyền:
– Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
– Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
– Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
* Điều kiện đối với Bên nhận quyền:
Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Căn cứ pháp lý để giải quyết thủ tục:
– Nghị định số 35/2006/NĐ-CP;
– Quyết định số/106/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính;
– Thông tư số 09/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại.
Luật sư công ty luật tư vấn