Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thìcó một số vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.
Đó là các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104(Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác), Điều105 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh), Điều106 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng), Điều108 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều109 (Tội Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính), Điều111 (Tội hiếp dâm), Điều113 (Tội cưỡng dâm), Điều121 (Tội làm nhục người khác), Điều122 (Tội vu khống), Điều131 (Tội xâm phạm quyền tác giả) và Điều171 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) trongBộ luật hình sự. Các tội phạm này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Điều 105 BLTTHS cũng quy định: Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Tuy nhiên, nếu có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Luật sư công ty luật Gia Nguyễn