Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động điện lực đối với đơn vị phát điện dưới 3MW.
a. Căn cứ pháp lý :
– Luật Điện lực ban hành 3/12/2004;
– Nghị định sô 105/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực 17/8/2005;
– Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 của Bộ Công nghiệp v/v ban hành quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực;
– Thông tư số 124/2008/TT-BTC ngày 19/12/2008 của bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ thu,nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm địnhvà lệ phí cấp giấy phép trong lĩnh vực điện lực.
b) Trình tự thực hiện thủ tục hành chính
Bước 1: Tổ chức, công dân có nhu cầu nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công Thương. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì giao phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 2: Hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển về Phòng Quản lý điện để thẩm định và trình Lãnh đạo Sở ký Giấy phép. Kết quả được chuyển trả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
Bước 3: Thu phí, lệ phí, trả kết quả cho tổ chức, công dân.
c) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, công dân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả”
d) Thành phần, số lượng bộ hồ sơ
+ Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;
– Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân kèm theo sơ đồ tổ chức, danh sách các đơn vị, chi nhánh trực thuộc.
– Tài liệu kỹ thuật xác định công suất lắp đặt từng tổ máy và danh mục các hạng mục công trình điện chính của dự án phát điện.
– Bản sao hợp lệ quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự án phát điện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Danh sách trích ngang các cán bộ quản lý như giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp, người trực tiếp quản lý kỹ thuật, các chuyên gia chính cho quản lý và vận hành nhà máy điện kèm theo bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp.
– Tài liệu về nhiên liệu hoặc nguồn nước sử dụng.
– Tài liệu kỹ thuật về đấu nối và chế độ vận hành nhà máy điện trong hệ thống điện.
– Tài liệu đào tạo và sử dụng lao động.
– Bản sao hợp lệ văn bản xác nhận đủ điểu kiện phòng cháy chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp.
-Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư phát triển đã đợc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phê duyệt; bản sao văn bản phê duyệt báo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Bản sao hợp đồng mua bán điện dài hạn đã ký.
– Bản sao biên bản nghiệm thu từng phần các hạng mục công trình điện chính của dự án phát điện.
– Bản sao hợp lệ các văn bản xác nhận đảm bảo đủ điều kiện hoạt động đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
– Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất trước khi nộp đơn đăng ký cấp giấy phép (đối với tổ chức đang hoạt động)
– Đối với các tổ chức đề nghị cấp giấy phép phát điện cho các dự án phát điện mới, trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày vận hành thương mại nhà máy điện cần phải bổ sung vào hồ sơ bản sao biên bản nghiệm thu toàn bộ công trình nhà máy điện.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
e) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Hải Dương
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền, phân cấp thực hiện: Sở Công thương
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động điện lực
l) Các yêu cầu, điều kiện thực hiện
– Là tổ chức cá nhân có đăng ký kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật;
– Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi bổ sung giấy phép HĐĐL;
– Có năng lực tài chính thực hiện các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp phép;
– Có trang thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ nhà xưởng, công trình kiến trúc theo đúng thiết kế kỹ thuật được duyệt, được xây dựng, lắp dặt, kiểm tra nghiệm thu đạt tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật hiện hành;
– Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc ít nhất 5 năm;
– Các thiết bị của nhà máy điện có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn lao động;
– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy điện đã được cơ quan có thẩm quyên phê duyệt;
– Hệ thống phòng cháy và chữa cháy của nhà máy điện phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.