Công ty luật tư vấn lập, thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở công vụ

4

Đối với dự án phát triển nhà ở công vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư thì Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ở địa phương thẩm định dự án trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư (đối với dự án dưới 30 tỷ đồng) thì thực hiện theo quy định sau :

Đối với dự án phát triển nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn ngân sách địa phương thì chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thẩm định và phê duyệt. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể uỷ quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở có mức vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng.

Trước khi phê duyệt dự án phát triển nhà ở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu được ủy quyền) có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án. Thời gian thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở tối đa không quá 45 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được tờ trình của chủ đầu tư kèm theo hồ sơ dự án.

Sở Xây dựng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ và chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương tổ chức thẩm định dự án phát triển nhà ở để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được ủy quyền phê duyệt dự án phát triển nhà ở thì cơ quan có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ và chủ trì tổ chức thẩm định dự án;

b) Trường hợp xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn ngân sách trung ương thì đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở với các nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trước khi lập dự án, trừ trường hợp dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.

Sau khi có văn bản chấp thuận đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ đầu tư có trách nhiệm lập dự án để trình người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt dự án. Thời gian Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận đầu tư tối đa là 30 ngày, thời gian thẩm định, phê duyệt dự án tối đa là 45 ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ theo quy định;

c) Nội dung quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở quy định tại điểm a và điểm b khoản này bao gồm:

– Tên dự án (dự án phát triển khu nhà ở hoặc dự án phát triển nhà ở độc lập);

– Tên chủ đầu tư; mục tiêu đầu tư, hình thức đầu tư;

– Địa điểm dự án; quy mô dự án, diện tích và ranh giới sử dụng đất, quy mô dân số;

– Các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, cấp điện, cấp, thoát nước, xử lý rác thải, thông tin liên lạc, phòng, chống cháy, nổ; các công trình hạ tầng xã hội: nhà trẻ, trường học, y tế, dịch vụ, thể thao, vui chơi, giải trí, công viên (nếu có);

– Tỷ lệ và số lượng các loại nhà ở (bao gồm nhà biệt thự, nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư); đối tượng được thuê và giá cho thuê nhà ở;

– Khu vực để xe công cộng và để xe cho các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu vực dự án sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà ở;

– Tổng mức đầu tư của dự án;

– Thời gian, tiến độ thực hiện dự án (tiến độ thực hiện theo từng giai đoạn);

– Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của chủ đầu tư;

– Phương án tổ chức quản lý vận hành, khai thác dự án, quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đầu tư xây dựng (mô hình tổ chức, hình thức quản lý, các loại phí dịch vụ).

Đối với dự án phát triển nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thẩm định dự án để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối với dự án phát triển nhà ở công vụ do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định đầu tư thì Bộ Công an, Bộ Quốc phòng lấy ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi thẩm định và phê duyệt dự án.

Nội dung phê duyệt dự án phát triển nhà ở công vụ được thực hiện theo quy định :

– Tên dự án (dự án phát triển khu nhà ở hoặc dự án phát triển nhà ở độc lập);

– Tên chủ đầu tư; mục tiêu đầu tư, hình thức đầu tư;

– Địa điểm dự án; quy mô dự án, diện tích và ranh giới sử dụng đất, quy mô dân số;

– Các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, cấp điện, cấp, thoát nước, xử lý rác thải, thông tin liên lạc, phòng, chống cháy, nổ; các công trình hạ tầng xã hội: nhà trẻ, trường học, y tế, dịch vụ, thể thao, vui chơi, giải trí, công viên (nếu có);

– Tỷ lệ và số lượng các loại nhà ở (bao gồm nhà biệt thự, nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư); đối tượng được thuê và giá cho thuê nhà ở;

– Khu vực để xe công cộng và để xe cho các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu vực dự án sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà ở;

– Tổng mức đầu tư của dự án;

– Thời gian, tiến độ thực hiện dự án (tiến độ thực hiện theo từng giai đoạn);

– Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của chủ đầu tư;

– Phương án tổ chức quản lý vận hành, khai thác dự án, quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đầu tư xây dựng (mô hình tổ chức, hình thức quản lý, các loại phí dịch vụ).

Đối với các khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo thì có thể gộp chung việc đầu tư xây dựng nhà ở công vụ vào dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, trường học hoặc cơ sở y tế và có thể thực hiện xây dựng trong khuôn viên của trụ sở làm việc, trường học hoặc cơ sở y tế đó, nhưng phải có hàng rào phân định ranh giới khu vực nhà ở công vụ và nơi làm việc.