Công ty luật tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện lĩnh vực văn hóa thông tin

11

1. Hoạt động Karaoke

Điều kiện kinh doanh:

(Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995; Điều 7 Thông tư 05/TT-PC ngày 8/1/1996 hướng dẫn thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995):
1- Phòng Karaoke phải có diện tích từ 20m2 trở lên. Đối với các phòng Karaoke được cấp giấy phép hoạt động trước ngày ban hành Nghị định 87/CP của Chính phủ phải có diện tích từ 14m2 trở lên.
2- Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux
3- Đảm bảo phòng Karaoke phải có kính, bên ngoài có thể nhìn rõ toàn bộ phòng;
4- Việc sử dụng các bài hát trong phòng Karaoke phải đúng quy định của Bộ VHTT như sau : Đối với băng đĩa nhạc, băng, đĩa hình sử dụng trong phòng Karaoke phải dán nhãn của Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Cục Điện ảnh; Trường hợp băng, đĩa không được dán nhãn phải kèm theo danh mục các bài hát và phải được Sở VHTT duyệt cho phép và đóng dấu lên từng trang.
5- Các điểm Karaoke ở nông thôn, vùng dân cư không tập trung, phải bảo đảm các điều kiện quy định về băng, đĩa nhạc, bài hát, ánh sáng trong phòng, không phải đáp ứng quy định về diện tích phòng, cửa phòng Karaoke và cách âm.

Thủ tục đăng ký:

(Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12/12/1995; Điều 8, Điều 9 Thông tư 05/TT-PC ngày 8/1/1996 hướng dẫn thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP):

Tổ chức, cá nhân kinh doanh Karaoke phải có hồ sơ gửi Sở VHTT cấp giấy phép hành nghề. Hồ sơ gồm có :

1- Đơn xin phép kinh doanh;

2- Giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích kinh doanh;
3- Bản kê khai phương tiện, thiết bị chuyên dùng.

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Sở VHTT xem xét và cấp giấy phép hành nghề, trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời.
– Sau khi có giấy phép hành nghề phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh và sau khi có đăng ký kinh doanh mới được hoạt động.
– Đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoạt động Karaoke phục vụ nội bộ, không thu tiền thì khi hoạt động không cần phải xin phép nhưng phải thực hiện những quy định về nội dung hoạt động. Thủ trưởng cơ quan và người trực tiếp tổ chức phải chịu trách nhiệm về hoạt động này.

2. Phát hành, xuất bản ấn phẩm:

Quy định cụ thể tại Điều 22, Điều 23 Nghị định 79/CP ngày 6-11-1993 của Chính phủ; Điều 5, Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2501-QĐ-CXB ngày 15-8-1997 của Bộ trưởng Bộ VHTT:

1. Các doanh nghiệp Nhà nước và tổ chức hoạt động sự nghiệp về phát hành xuất bản phẩm phải có :

Trụ sở; Vốn và nguồn vốn có chứng nhận của cơ quan tài chính. Các tổ chức xã hội và công dân Việt Nam muốn làm đại lý, cửa hàng kinh doanh xuất bản phẩm, cửa hàng mua bán sách cũ và cho thuê sách phải là: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi; Có địa điểm kinh doanh hợp pháp.

3. Quảng cáo:

Đối tượng được phép

Tổ chức, cá nhân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định tại Luật Báo chí, Luật Thương mại, Nghị định 194/CP ngày 31-12-1994 của Chính Phủ muốn kinh doanh dịch vụ quảng cáo thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo.

Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ quảng cáo phải thực hiện:

(Điều 10, Điều 14 Nghị định 194/NĐ-CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ; Điều 2 Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 5-5-1999 của Chính phủ; Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP ngày 12-12-1995 của Chính phủ):
1/ Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo của cơ quan có thẩm quyền cấp;
2/ Người làm dịch vụ quảng cáo phải có nghề nghiệp chuyên môn, có phương tiện và địa điểm giao dịch, địa điểm hành nghề;
3/ Người làm dịch vụ quảng cáo có trách nhiệm yêu cầu chủ quảng cáo xuất trình các giấy tờ có liên quan đến sự chính xác, trung thực của nội dung quảng cáo trước khi thể hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật sự thể hiện nôi dung đó.
4/ Nộp thuế theo quy định của pháp luật;
5/ Việc thành lập các doanh nghiệp làm dịch vụ quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
6/ Trên biển hiệu phải ghi đầy đủ tên gọi bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấp phép thành lập của cơ quan có thẩm quyền, không được viết tắt và phải có những nội dung chủ yếu theo quy định của Qui chế ban hành kèm theo Nghị định 87/CP. Đối với các tổ chức kinh tế khi muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam, mầu sắc, ánh sáng không được nổi bật hơn chữ Việt Nam;
7/ Biển hiệu phải có nội dung: Tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên gọi; địa chỉ giao dịch; cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải ghi rõ ngành nghề kinh doanh chính; đối với công ty, doanh nghiệp tư nhân không ghi cơ quan chủ quản mà ghi doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hay công ty TNHH; biểu trưng của cá nhân, tổ chức đã được đăng ký vẽ và gắn biển hiệu;
8/ Biển hiệu của các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài cũng phải thực hiện đúng quy định về nội dung biển hiệu; tên riêng, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài ghi trong quyết định thành lập của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền có thể viết chữ nước ngoài với kích thước lớn hơn chữ Việt Nam nhưng không quá 2 lần khổ chữ Việt Nam;
9/ Biển hiệu chỉ được gắn, treo, đặt ngay tại cơ quan, tổ chức, cửa hiệu, nhà hàng. Trên biển hiệu không được kèm theo nội dung quảng cáo bất cứ loại sản phẩm hàng hoá nào.

Những hành vi không thực hiện trong hoạt động quảng cáo

(Điều 6 NĐ 194/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ; Điều 5 Thông tư 37/VHTT-TT ngày 01-7-1995)
1/ Trái với pháp luật Việt Nam, có hại tới giá trị nhân phẩm, thuần phong mỹ tục, sức khoẻ và nếp sống thanh lịch của người Việt Nam, làm lộ bí mật quốc gia, quảng cáo sai chất lượng hàng hóa đã đăng ký, nói xấu người khác và hàng hóa của người khác;
2/ Sử dụng Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, ảnh lãnh tụ, Đảng kỳ, Quối tế ca làm nền cho trình bầy quảng cáo;
3/ Hình thức thể hiện, hình dáng, màu sắc tương tự các tín hiệu giao thông, biển báo công cộng hoặc không rõ ràng, không sạch đẹp;
4/ Các mặt hàng Nhà nước cấm kinh doanh hoặc hạn chế tiêu dùng trong từng thời gian (Hiện nay, cấm quảng cáo dưới mọi hình thức các mặt hàng sau đây: thuốc lá các loại, rượu các loại, các thuốc bán theo đơn (toa) của thầy thuốc; các thuốc chưa được cấp đăng ký, hết hạn đăng ký hoặc đã bị loại ra khỏi danh mục cho phép sử dụng; các loại thuốc chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các loại trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng ở Việt Nam);
5/ Quảng cáo cho báo chí, tác phẩm chưa được cấp giấy phép xuất bản, phát hành hoặc công diễn;
6/ Quảng cáo cho dược liệu, dược phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ y tế và những hoạt động y tế khác mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
7/ Quảng cáo sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu tới lợi ích quốc gia, tổ chức, cá nhân;
8/ Quảng cáo ở trang bìa 1, trang nhất của các báo, tạp chí, đặc san, số phụ;
9/ Quảng cáo lẫn trong nội dung tin, bài, quảng cáo xen kẽ trong các chương trình thời sự và các chương trình chuyên đề khác trên đài phát thanh, đài truyền hình, trừ các chương trình tiếp âm, tiếp sóng của nước ngoài;
10/ Các quảng cáo ngoài trời ảnh hưởng tới giao thông, che khuất các biển báo giao thông, hạn chế tầm nhìn của người điều khiển các phương tiện giao thông và đi bộ, gây khó khăn cho việc phòng cháy, chữa cháy, làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc và cảnh quan môi trường;
11/ Các quảng cáo dựng, để, đặt, treo, dán, gá lắp tại:
– Những nơi có ảnh lãnh tụ, khẩu hiệu chính trị.
– Khu vực trụ sở các cơ quan quản lý Nhà Nước các cấp.
– Khu vực cơ quan ngoại giao, lễ tân của Nhà Nước.
– Quảng trường thành phố, công viên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử.
– Khu quân sự, các công trình văn hóa đã được xếp hạng.
– Bảo tàng, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, đình, đền, chùa, nhà thờ.
– Những nơi niêm yết các văn bản của Nhà Nước.
– Đặt trước và che khuất các quảng cáo đã có trước và chưa hết hạn.
– Chăng ngang đường giao thông thủy, bộ, ven đường cao tốc
12/ Những quảng cáo dùng âm thanh quá lớn từ 23 giờ đến 4 giờ.