Trình tự, thủ tục Thẩm định dự án Khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội
1. Trình tự thực hiện:
Việc giải quyết TTHC của Sở được thực hiện theo quy trình (tạm thời) như sau:
– Đại diện tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC, lấy Phiếu nhận và hẹn trả kết quả.
– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC bàn giao hồ sơ cho Phòng Thẩm định.
– Phòng Thẩm định thực hiện giải quyết TTHC theo quy trình: Lấy ý kiến các phòng, các cơ quan liên quan, tổng hợp ý kiến, ra văn bản thông báo ý kiến thẩm định, giao cho Chủ đầu tư để hoàn chỉnh hồ sơ.
– Soạn thảo BCTĐ của Sở và trình ký Quyết định cho phép đầu tư của UBND Thành phố hoặc Tờ trình đề nghị cho phép đầu tư của UBND Thành phố (đối với các dự án thuộc thẩm quyền xem xét cho phép đầu tư của Thủ tướng Chính phủ).
– Làm thủ tục phát hành đồng thời lập biểu tính toán phí thẩm định, giao cho Văn phòng Sở để thực hiện việc thu phí thẩm định trước khi trả kết quả cho chủ đầu tư, gửi Quyết định cho các cơ quan ghi trên Quyết định.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận “1cửa” của Sở Xây dựng Hà Nội.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1 Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Tờ trình xin phép đầu tư
– Các văn bản pháp lý:
+ Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn chủ đầu tư dự án khu đô thị mới hoặc Quyết định chỉ định nhà đầu tư của UBND Thành phố.
+ Hồ sơ chứng minh năng lực tổ chức lập dự án và chủ nhiệm lập dự án đầu tư xây dựng công trình, chủ trì thiết kế cơ sở các bộ môn (bản sao có công chứng).
+ Các văn bản liên quan khác.
– Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Dự án đầu tư: Gồm thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở
3.2 Số lượng hồ sơ: 02 bộ gốc và các bộ sao để gửi lấy ý kiến thẩm định
4. Thời gian giải quyết:
Không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian xem xét, cho phép đầu tư không quá 20 ngày làm việc. Đối với dự án có quy mô 200ha trở lên thì thời gian xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư là 15 ngày làm việc.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố hoặc Thủ tướng Chính phủ
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có)
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng Hà Nội.
– Cơ quan phối hợp (nếu có): Các Sở, Ban, ngành (nếu cần).
6. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
– Luật Nhà ở ngày 29/11/2005;
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19/6/2009.
– Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu đô thị mới;