Công ty luật Tư vấn thành lập công ty chứng khoán

4

Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ tư vấn khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

NHŨNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

– Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ tư vấn khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

– Người hành nghề chứng khoán là người làm việc tại các vị trí chuyên môn trong công ty chứng khoán và có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp.

Điều kiện thành lập công ty chứng khoán, người hành nghề chứng khoán phải tuân thủ các quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành.

Những điều kiện, thủ tục cần và đủ để thành lập công ty chứng khoán

1- Điều kiện về cơ sở vật chất: (Điều 62 Luật chứng khoán, Quyết định số  27/2007/QĐ-BTC về Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán).

– Có trụ sở đảm bảo yêu cầu, đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định;

– Quyền sử dụng trụ sở công ty có thời hạn tối thiểu một năm, trong đó diện tích sàn giao dịch phục vụ Nhà đầu tư tối thiểu là 150m2;  Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật hoạt động phục vụ kinh doanh, bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm phục vụ hoạt động giao dịch chứng khoán, trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng, hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lưu trữ, bảo quản tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán…

– Hệ thống phòng cháy chữa cháy;

– Hệ thống an ninh, bảo vệ an toàn trụ sở làm việc của công ty.

2 – Điều kiện về vốn:

Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán;

a)  Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là:

– Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;

– Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;

– Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam ( Phải có giấy phép bảo lãnh phát hành chứng khoán);

– Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam

b) Vốn đối với thể nhân và pháp nhân:

– Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ thực góp ban đầu của công ty CK, phần vốn góp ban đầu của các cổ đông sáng lập,  thành viên sáng lập không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ ngày được cấp phép thành lập và hoạt động; trừ trường hợp chuyển nhượng cho thành viên sáng lập khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và phù hợp với Điều lệ công ty.

+ Đối với thể nhân góp vốn:

– Thể nhân chỉ được phép sử dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụng các nguồn vốn vay, nguồn vố uỷ thác đầu tư, vốn chiếm dụng từ các tổ chức tài chính; tín dụng; pháp nhân và thể nhân khác;

– Phải có xác nhận của ngân hàng, tổ chức tín dụng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam về số tiền bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các khoản tương đương tiền, các tài sản khác của thể nhân đó và các tài liệu chứng minh tài sản của thể nhân đó đủ khả năng thực hiện cam kết góp vốn thành lập công ty;

+ Đối với pháp nhân góp vốn:

– Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi các khoản đầu tư dài hạn phải lớn hơn số vốn góp theo cam kết

– Báo cáo tài chính gần nhất tính đến thời điểm cam kết góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải được kiểm toán độc lập. Hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo tài chính năm gần nhất có kiểm toán tối thiểu bằng số vốn góp.

3. Điều kiện về hành nghề chứng khoán, người hành nghề chứng khoán: (Điều 81 Luật chứng khoán)

– Kinh doanh chứng khoán là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì vậy: Phảo có chứng chỉ hành nghề khi đăng ký kinh doanh.

– Người hành nghề chứng khoán là người làm việc tại các vị trí chuyên môn trong công ty chứng khoán và có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp.

Tiêu chuẩn Giám đốc, Phó giám đốc, Giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán:

3.1- Điều kiện cần và đủ đối với Giám đốc ( Tổng giám đốc):

a) Không phải là người đã từng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật;

b) Chưa từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị phá sản, trừ trường hợp phá sản vì lý do bất khả kháng;

c) Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc;

– Có bằng đại học hoặc trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán; kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất hai năm kinh nghiệm quản lý điều hành tối đa 03 năm;

d) Đảm bảo đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán;

e) Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

f) Không phải là người đã từng bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử lý theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng 03 năm gần nhất.

3.2 – Điều kiện đối với Phó giám đốc ( Phó Tổng giám đốc), Giám đốc điều hành chi nhánh công ty chứng khoán phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a, b, d, f, g đối với điều kiện quy định cho Giám đốc (Tổng giám đốc) nêu trên.

– Có bằng đại học hoặc trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán; kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất 02 năm kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 01 năm;

3.3 – Điều kiện đối với người hành nghề chứng khoán trong công ty chứng khoán

– Người hành nghề chứng khoán không được:

a) Đồng thời làm việc cho một tổ chức khác có quan hệ về mặt sở hữu với công ty chứng khoán nơi mình làm việc;

b) Đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán khác;

c) Đồng thời làm Giám đốc ( Tổng giám đốc) của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết.

– Người hành nghề chứng khoán đang làm việc cho công ty chứng khoán chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho mình (nếu có) tại công ty chứng khoán nơi mình làm việc.

– Người hành nghề chứng khoán không được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được khách hàng uỷ thác bằng văn bản.

– Người hành nghề chứng khoán phải tham gia các khoá tập huấn về văn bản pháp luật, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức.

4. Điều kiện về điều lệ công ty chứng khoán: ( Theo điều 22 Luật doanh nghiệp).

a) Các nội dung quy định tại điều 22 Luật doanh nghiệp).

1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.

2. Ngành, nghề kinh doanh.

3. Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ.

4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.

5. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần.

6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần.

7. Cơ cấu tổ chức quản lý.

8. Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

9. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

10. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.

11. Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần.

12. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh.

13. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty.

14. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

15. Họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của chủ sở hữu công ty, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.

16. Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

b) Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán không được trái pháp luật, Luật chứng khoán;

c) Các quy định về cấm và hạn chế đối với Công ty chứng khoán, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người hành nghề chứng khoán của công ty chứng khoán.

5. Điều kiện về Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán:

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty kinh doanh chứng khoán có vốn góp trong nước bao gồm:

1 – Giấy đề nghị xin cấp phép thành lập và hoạt động;

2 – Bản thuyết minh cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, kèm theo hợp đồng nguyền tắc chứng minh quyền sử dụng phần diện tích làm trụ sở công ty;

3 – Biên bản họp cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập, Nghị quyết về việc thành lập công ty chứng khoán; Nghị quyết này phải bao gồm các nội dung sau: Nhất trí về việc thành lập công ty chứng khoán với các nội dung cụ thể về tên giao dịch bằng tiếng Việt, tiếng Anh, về các nghiệp vụ kinh doanh, vốn điều lệ, cơ cấu sở hữu, thông qua điều lệ; phương án kinh doanh và thành lập Ban trù bị hoặc cử người đại diện cổ đông sáng lập (thành viên sáng lập) thành lập công ty chứng khoán;

4 – Xác nhận của ngân hàng về mức vốn pháp định gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng;

5 – Danh sách dự kiến Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện  nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

6 – Danh sách cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập, cam kết góp vốn của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập và của cổ đông, thành viên khác nắm giữ từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân.

7 – Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và nguồn vốn góp của các cổ đông sáng lập thành viên sáng lập cụ thể như sau:

– Cổ đông, thành viên là thể nhân, phải có xác nhận về số dư của ngân hàng về số dư tiền gửi trên tài khoản  hoặc xác nhận của tổ chức định giá về giá trị tài sản là bất động sản, chứng khoán và các tài sản khác của thể nhân đố kèm theo bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh quyền sở hữu các tài sản đó.

– Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập của cổ đông sáng lập hoặc là thành viên sáng lập là pháp nhân tham gia góp vốn từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp của tổ chức đề nghị góp vốn;

8- Dự thảo Điều lệ công ty đã được cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán thông qua;

9- Dự kiến phương án hoạt động kinh doanh trong 3 năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép, kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán có vốn góp của bên nước ngoài gồm:

1-     Các quy định như đối công ty chứng khoán có vốn góp trong nước;

2-     Hợp đồng liên danh đối với các trường hợp thành lập công ty chứng khoán liên doanh hoặc cam kết góp vốn đối với trường hợp thành lập công ty chứng khoán có vốn góp của bên nước ngoài;

3- Trường hợp bên nước ngoài là pháp nhân, hồ sơ có thêm tài liệu: bản sao hợp lệ Điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp lý tương đương của pháp nhân do nước nguyên xứ cấp; quyết định về việc thành lập hoặc góp vốn thành lập công ty chứng khoán tại Việt Nam của cấp có thẩm quyền của pháp nhân nước ngoài; báo cáo tài chính có kiểm toán;

4- Tài liệu quy định tại mục 2 phải được lập thành 2 bản, 1 bản bằng tiếng Việt, 1 bản bằng tiếng Anh. Bộ hồ sơ bằng tiếng Anh phải được hợp pháp hoá lãnh sự và được cơ quan công chứng của Việt Nam xác nhận bản dịch;

5- Hồ sơ phải được lập thành 2 bản gốc có giá trị pháp lý như nhau gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Trên đây, là những điều kiện pháp lý cần và đủ cho một công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành./.