Công ty Luật tư vấn thủ tục Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2.

4

Trình tự, thủ tục Cấp chứng chỉ  kỹ sư định giá xây dựng hạng 2.

 1. Trình tự thực hiện:

– Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Xây dựng Hà Nội, nhận phiếu giao nhận có hẹn ngày trả kết quả.

– Phòng Quản lý kinh tế tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC , thụ lý giải quyết và trả kết quả lại cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC theo thời gian quy định.

– Cá nhân nhận kết quả giải quyết theo giấy hẹn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Xây dựng Hà Nội.

2. Cách thức thực hiện:

Cá nhận nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Xây dựng Hà Nội.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

3.1 Thành phần hồ sơ.

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.

– 02 ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ;

– Các bản sao có chứng thực(hoặc bản sao nếu có bản gốc để đối chiếu) : Văn bằng đại học hoặc cao đẳng, giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đề nghị cấp chứng chỉ (Nếu do nước ngoài cấp phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng). Trong trường hợp địa chỉ thường trú khai trong đơn khác với địa chỉ trên chứng minh thư nhân dân thì phô tô thêm hộ khẩu để đối chiếu.

– Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo mẫu, có xác nhận của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý hoặc của chủ đầu tư

3.2 Số lượng hồ sơ:                01           (bộ)

4. Thời gian, giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định:  Sở Xây dựng Hà Nội

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận  một cửa và Phòng Quản lý kinh tế – Sở Xây dựng Hà Nội.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù;

– Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, kinh tế – kỹ thuật, kỹ thuật, cử nhân kinh tế do các tổ chức hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp và đang thực hiện công tác quản lý chi phí;

– Có giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng theo quy định của Bộ Xây dựng;

– Đã tham gia hoạt động xây dựng ít nhất 5 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp chuyên ngành. Riêng các trường hợp có bằng tốt nghiệp kinh tế xây dựng chuyên ngành thời gian hoạt động xây dựng ít nhất là 03 năm;

– Đã tham gia thực hiện ít nhất 5 công việc

– Các văn bản, tài liệu pháp lý liên quan khác khi có yêu cầu (để làm cơ sở kiểm tra, xác minh về nội dung công việc trong bản kê khai kinh nghiệm).

7. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

– Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.