Căn cứ pháp lý:
– Luật Thương mại 2005;
– Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của Thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
– Thông tư số 11/2006/TT-BTM ngày 28/9/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ;
– Thông tư số 73/1999/TT-BTC ngày 24/6/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện thường trú của tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.
b) Trình tự thực hiện
Bước1: Thương nhân nước ngoài có nhu cầu nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công Thương. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì giao phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 2: Hồ sơ hợp lệ chuyển về phòng Phòng Kinh tế đối ngoại để thẩm định và trình Lãnh đạo Sở ký. Kết quả sẽ được chuyển trả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
Bước 3: Thu lệ phí, trả kết quả cho thương nhân.
c) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính: Thương nhân ngước ngoài nộp hồ sơ và nhậ kết quả trực tiếp tại bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả”.
d) Thành phần, số lượng bộ hồ sơ
+ Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp GP thành lập VPĐD theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy ĐKKD hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm. Các giấy tờ quy định tại điểm này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. Các giấy tờ quy định tại điểm này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế;
– Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân (nếu là người Việt Nam);
– Bản sao Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
– Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
e) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính:15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
g) Thẩm quyền giải quyết:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công thương
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương
l) Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi có đủ các điều kiện sau:
– Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
– Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.