1. Cơ sở pháp lý
– Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
– Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài
– Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP
– Công văn số 7893/BCT-XNK ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương v/v tạm nhập tái xuất phế kiệu
2. Trình tự thực hiện
2.1. Thương nhân nộp hồ sơ trực triếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Công Thương – 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
2.2. Bộ Công Thương kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Bộ thông báo bằng điện thoại hoặc văn bản cho thương nhân để hoàn chỉnh hồ sơ.
2.3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Bộ Công Thương ban hành văn bản cấp phép cho thương nhân được tạm nhập, tái xuất. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện để được cấp phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản cho thương nhân
2.4. Thương nhân nhận văn bản cấp phép trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc bằng đường bưu điện
3. Thành phần hồ sơ
3.1. Đơn đề nghị cấp phép tạm nhập tái xuất (theo mẫu)
3.2. Báo cáo tình hình thực hiện tạm nhập tái xuất (theo mẫu)
3.3. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế
3.4. Bản sao hợp lệ Hợp đồng mua hàng và Hợp đồng bán hàng
3.5. Bản dịch tiếng Việt (đã được cơ quan có thẩm quyền chứng thực) Giấy phép nhập khẩu phế liệu do cơ quan quản lý môi trường nước nhập khẩu cấp (riêng đối với hàng hoá là phế liệu)
4. Yêu cầu
4.1. Có đăng ký kinh doanh
4.2. Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu