Căn cứ pháp lý để giải quyết:
– Luật Điện lực ban hành 3/12/2004;
– Nghị định sô 105/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực 17/8/2005;
– Quyết định số 32/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 của Bộ Công nghiệp v/v ban hành quy định điều kiện, trình tự và thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và quản lý sử dụng giấy phép hoạt động điện lực;
Trình tự thực hiện thủ tục hành chính:
Bước 1: Tổ chức, công dân có nhu cầu nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công Thương. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì giao phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
Bước 2: Hồ sơ hợp lệ sẽ được chuyển về Phòng Quản lý điện để thẩm định và trình Lãnh đạo Sở ký Giấy phép. Kết quả được chuyển trả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
Bước 3: Thu phí, lệ phí, trả kết quả cho tổ chức, công dân.
Thành phần, số lượng bộ hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp giấy phép điện lực (theo mẫu)
– Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (công chứng) của tổ chức, cá nhân.
– Danh sách trích ngang (theo mẫu) cán bộ quản lý, công nhân vận hành.
– Bản sao (công chứng) văn bằng tốt nghiệp chuyên ngành: :
+ Quản lý kinh tế, tài chính, kế toán đối với cán bộ quản lý.
+ Chuyên ngành điện;
+ Thẻ an toàn điện đối với cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành.
+ Hợp đồng lao động (đối với đơn vị là Công ty, DNTN).
– Phạm vi quản lý bán điện, có xác nhận của UBND xã.
– Báo cáo tài chính năm gần nhất.
– Bảng kê các thiết bị, dụng cụ: máy tính, điện thoại, thang tre, dây an toàn, kìm, bút điện, ủng, găng, mũ, giầy …
– Nội quy sử dụng điện.
– Điều lệ Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
e) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền, phân cấp thực hiện: Sở Công thương
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương
Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
– Là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:
+ Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
+ Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
+ Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực.
– Có năng lực tài chính để thực hiện các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp giấy phép.
– Tổ chức, cá nhân hoạt động phân phối điện tại nông thôn phải đáp ứng điều kiện: Người trực tiếp vận hành sửa chữa điện phải được đào tạo chuyên ngành điện, có giấy chứng nhận do cơ sở dạy nghề cấp, có năng lực chuyên môn, được huấn luyện và sát hạch về an toàn điện và được Sở Công nghiệp cấp thẻ an toàn để làm việc trong lưới điện nông thôn.