Công ty Luật tư vấn thủ tục đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

1

Trình tự, thủ tục đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nhận giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

– Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Thụ lý hồ sơ.

+ Gửi hồ sơ xin ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan (nếu cần).

+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ (thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, thông báo tình trạng đang xử lý của hồ sơ hoặc phê duyệt /trình UBND TP phê duyệt) và chuyển kết quả giải quyết cho Bộ phận một cửa.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.

2. Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” của Sở KH&ĐT:

Tầng 01, số 16 phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.

3. Thành phần, số lượng  hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

– Bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư:

+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; hoặc:

+ Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với nhà đầu tư là cá nhân;

– Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp;

– Bản báo cáo gồm các nội dung: những nội dung điều chỉnh và lý do điều chỉnh; những nội dung thay đổi so với dự án đang triển khai; tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh;

– Báo cáo về việc tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư và thực hiện chế độ báo cáo

– Các tài liệu pháp lý liên quan khác (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ:   03 bộ  (01 bộ gốc, 02 bộ sao).

4. Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND TP Hà Nội.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận một cửa (Văn phòng Sở), các Phòng chuyên môn liên quan thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội.

c) Cơ quan phối hợp (nếu có): các Sở và UBND quận, huyện liên quan.

5. Căn cứ pháp lý liên quan của TTHC

– Luật Đầu tư năm 2005;

– Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

– Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

+ Nghị quyết số 33/2008/NQ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ đã ban hành về việc thực hiện thí điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng.

+ Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.