Công ty luật tư vấn thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã do sáp nhập hợp tác xã

1

Thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã do sáp nhập hợp tác xã

I.Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:

– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận-hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.

– Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ:

+ Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.

+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả cho công dân, doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:

+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.

II. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1. Thông báo về việc sáp nhập của hợp tác xã;

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các HTX;

3. Điều lệ hợp tác xã mới;

4. Biên bản hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên về việc sát nhập hợp tác xã. Ban quản trị các hợp tác xã sáp nhập và bị sáp nhập phải cùng nhau thành lập hội đồng để xây dựng hợp đồng và điều kiện sáp nhập; phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ, xã viên, lao động và những vấn đề tồn động của hợp tác xã bị sáp nhập sang hợp tác xã sáp nhập; dự thảo phương án sản xuất, kinh doanh  sau sáp nhập;

5. Hợp đồng sáp nhập HTX;

6. Đối với hợp tác xã sau sáp nhập mà kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm:

– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

b) Số lượng hồ sơ:   01  (bộ)

III. Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc (Không tính ngày tiếp nhận hồ sơ)

IV. Thẩm quyền

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận một cửa (Văn phòng Sở), Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT Hà Nội.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…).

V. Cơ sở pháp lý

1/ Các Luật:

– Luật Hợp tác xã 2003;

– Luật Doanh nghiệp 2005;

2/ Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương:

– Nghị định số 77/2005/NĐ-CP ngày 9/6/2005 của Chính phủ về việc ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ Hợp tác xã;

– Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh Hợp tác xã;

– Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

– Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp;

– Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định 43/2010/NĐ-CP.

3/ Các quyết định của UBND Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư:

– Quyết định 84/2009/QĐ-UB ngày 01/7/2009 v/v ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế liên thông trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thuộc Thành phố;

– Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND ngày 20/10/2009 Về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội