- Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cấp Giấy phép xây dựng đối với với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
– Ủy ban nhân dân xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn bao gồm :
– Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Nghị định này.
– Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà ở đó tự vẽ.
3. Trình tự tiến hành
– Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng, căn cứ vào loại hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng kiểm tra tính hợp lệ theo quy định pháp luật ;
– Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải có giấy biên nhận, trong đó hẹn ngày trả kết quả khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ ;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp Giấy phép xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Căn cứ pháp lý
– Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
– Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
– Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình