Thẩm tra Cấp chứng nhận đầu tư đối với dự án có quy mô từ 300 tỷ đồng trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện (không gắn với thành lập doanh nghiệp, không phải lấy ý kiến các bộ, ngành Trung ương).
1. Trình tự thực hiện:
– Đối với các tổ chức cá nhân:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định;
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận 1 cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư.
– Đối với cơ quan thực hiện TTHC
Bước 1: Bộ phận “một cửa” thuộc Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển hồ sơ cho phòng chức năng;
Bước 2: Phòng chức năng trình Lãnh đạo sở gửi lấy ý kiến các Sở, ngành hoặc ký thẩm định và chuyển cho UBND tỉnh ký Chứng nhận đầu tư;
Bước 3: UBND tỉnh trả kết quả về sở để sở trả cho khách hàng.
2. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Hồ sơ dự án đầu tư thuộc loại đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm:
a) Bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu được quy định tại Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư
– Xác định rõ nguồn vốn đầu tư dự kiến, bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động, nguồn vốn vay;
– Lưu ý: Vốn điều lệ Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp cần có tối thiểu bằng 30% tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án; Vốn sẵn sàng để thực hiện dự án cần có tối thiểu đạt bằng 10% tổng vốn đầu tư dự kiến của dự án.
– Báo cáo kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nội bộ 2 năm gần nhất (nếu có);
c) Giải trình kinh tế – kỹ thuật
Nội dung cơ bản của giải trình kinh tế – kỹ thuật gồm:
– Nhà đầu tư;
– Tên dự án;
– Mục tiêu đầu tư;
– Địa điểm đầu tư: Bản vẽ xác định ranh giới vị trí dự án;
– Nhu cầu sử dụng đất: diện tích đất, loại đất và tiến độ sử dụng;
– Nội dung và quy mô đầu tư;
– Tổng vốn đầu tư của dự án;
– Nguồn vốn đầu tư;
– Phương án xây dựng: Phương án bố trí tổng mặt bằng, chiều cao công trình, mật độ xây dựng; Bản vẽ thể hiện phương án tổng mặt bằng; Thiết bị, công nghệ;
– Năng lực kinh nghiệm
– Sự phù hợp của dự án với: Quy hoạch kết cấu hạ tầng – kỹ thuật; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch xây dựng; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản (nếu có); Quy hoạch các nguồn tài nguyên khác (nếu có);
– Tác động môi trường và các giải pháp xử lý: Đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường; Giải pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật về môi trường;
– Tiến độ thực hiện dự án: Tiến độ thực hiện vốn đầu tư; Tiến độ xây dựng; Tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án.
– Nhận xét về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án:
– Các nội dung khác có liên quan.
d) Tài liệu kèm theo:
– Văn bản thoả thuận địa điểm đầu tư (nếu dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất)
– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì cung cấp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; của nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài thì nộp bản sao hộ chiếu);
* Số lượng hồ sơ: 10 (mười) bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 (một) bộ hồ sơ gốc.
3. Thời hạn giải quyết: Thời gian là 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
4. Cơ quan thực hiện thủ tục:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền phân cấp thực hiện: không;
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Kế hoạch và Đầu tư;
– Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành;
5. Căn cứ pháp lý:
– Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
– Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
– Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam;