Trình tự, thủ tục thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa (CFS) .
1. Tên thủ tục:
Thủ tục thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ ở nội địa (CFS) do doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư xây dựng
2. Trình tự thực hiện:
– Xin chủ trương thành lập địa điểm
– Sau khi thống nhất chủ trương với Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp tiến hành đầu tư xây dựng kho, bãi đáp ứng đủ điều kiện thì lập hồ sơ theo quy định gửi Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thành lập địa điểm).
– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thu hồi Quyết định thành lập địa điểm nêu trên khi không còn nhu cầu hoạt động hoặc không đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan.
– Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định mở rộng hoặc thu hẹp khi có đề nghị của doanh nghiệp.
3. Cách thức thực hiện:Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
4. Hồ sơ yêu cầu:
a) Thành phần hồ sơ:
– Văn bản đề nghị thành lập của doanh nghiệp: 01 bản chính;
– Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: nộp 01 bản sao;
– Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản sao;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản sao;
– Báo cáo kết quả kiểm tra và đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
5.Thời hạn giải quyết:
a) Xin chủ trương: – 05 ngày cấp Cục, 05 ngày cấp Tổng cục;
b) Ra Quyết định thành lập:- 10 ngày cấp Cục, 10 ngày cấp Tổng cục;
6 .Cơ quan thực hiện thủ tục:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Hải quan/ Cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Tổng cục Hải quan/ Cục Hải quan
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổng cục Hải quan/ Cục Hải quan
7 .Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh kho bãi;
b) Ở địa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục Hải quan quản lý không quá 20 km;
c) Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm;
d) Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát;
e) Hàng hoá ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
7.Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
– Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
– Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
an>
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
7.Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
– Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
– Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
– Thông tư số 51/2012/TT-BTC điều chỉnh hiệu lực thi hành của Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính và ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.