Công ty luật tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
1. Thành phần hồ sơ
*) Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, hoặc thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất gồm có các loại giấy tờ sau đây:
– Đơn yêu cầu đăng ký, văn bản uỷ quyền (nếu có);
– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Chứng minh thư, hộ khẩu;
* Hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất gồm có các loại giấy tờ sau đây:
– Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp hai (02) bản; văn bản uỷ quyền (nếu có);
– Hợp đồng thế chấp một (01) bản;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu chủ sở hữu tài sản đồng thời là người sử dụng đất);
Trường hợp bên thế chấp (chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất) không phải là người sử dụng đất theo Luật Đất đai (sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc là bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không hình thành pháp nhân mới) thì có thể nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chỉ cần nộp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất có công chứng, chứng thực thay cho việc nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng được cấp theo quy định của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ) trong trường hợp thế chấp nhà ở, công trình xây dựng. Tuy nhiên, không bắt buộc phải nộp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong những trường hợp sau đây:
+ Hợp đồng thế chấp đã có công chứng, chứng thực hoặc có xác nhận của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
+ Tài sản thế chấp là nhà ở, công trình xây dựng đã được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Thời hạn giải quyết
Không quá 15 ngày làm việc
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
– Hộ gia đình cá nhân nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà đất cấp quận, huyện. Ở các khu vực nông thôn hộ gia đình, cá nhân, nộp hồ sơ tại UBND xã hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện (nếu chưa có văn phòng đăng ký nhà đất).
– Tở chức, cơ sở tôn giáo nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký nhà đất – Sở tài nguyên môi trường.
– Cơ sở pháp lý
– Luật đất đai số: 13/2003/QH11;
– Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004;
– Nghị định số: 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009;
– Nghị định số 84/2007/NĐ-CCP ngày 25/5/2007;
– Thông tư số: 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009.