Thay mặt Công ty luật, Ban tư vấn xin trả lời như sau:
I. Về thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực
1. Luật điều chỉnh
– Luật Điện lực 2004;
– Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 hướng dẫn một số điều của luật Điện lực;
– Nghị định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
– Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngà y 17/8/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Điện lực.
2. Điều kiện cấp phép
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:
a) Là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:
– Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
– Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
– Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực.
– Có năng lực tài chính để thực hiện các lĩnh vực hoạt động điện lực đề nghị cấp giấy phép.
3. Cơ quan cấp
Cục điều tiết điện lực – Bộ Công Thương cấp giấy phép đối với hoạt động về:
– Hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô từ 3MW trở lên và không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Công Thương; Hoạt động bán buôn điện;
– Hoạt động phân phối điện; Hoạt động bán lẻ điện; Tư vấn chuyên ngành điện lực, bao gồm các lĩnh vực sau:
+ Tư vấn lập quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch phát triển điện lực địa phương và quy hoạch bậc thang thuỷ điện các dòng sông;
+ Tư vấn đầu tư xây dựng nhà máy điện, tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp;
+ Tư vấn giám sát thi công các công trình nhà máy điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp hoặc uỷ quyền cho Sở Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:
– Hoạt động phát điện đối với các nhà máy điện có quy mô công suất dưới 3 MW đặt tại địa phương;
– Tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 35kV trở xuống, đăng ký kinh doanh tại địa phương;
– Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp từ 35kV trở xuống, đăng ký kinh doanh tại địa phương;
– Hoạt động phân phối điện nông thôn tại địa phương;
– Bán lẻ điện nông thôn tại địa phương.
Sau khi nghiên cứu về Giấy ĐKKD của quý công ty chúng tôi thấy rằng đối với các ngành nghề về buôn bán, sản xuất các thiết bị điện về điện như: máy mô tơ, máy biến thế, máy phát, thiết bị phân phối và điều khiển điện thì quý công ty không cần phải xin giấy phép con. Trường hợp quý công ty bổ sung, kinh doanh các ngành nghề về điện mà pháp luật yêu cầu xin giấy phép như tư vấn ở trên thì mới phải xin giấy phép về hoạt động điện lực.
II. Về thủ tục cấp chứng chỉ thết kế công trình, giám sát thi công xây dựng
1. Luật điều chỉnh:
– Luật Xây dựng năm 2003;
– Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
– Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
2. Đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề
(Thực hiện Điều 1 Thông tư 12/2009/TT-BXD)
Cá nhân là Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu được cấp chứng chỉ, có đủ điều kiện năng lực tương ứng với lĩnh vực xin đăng ký hành nghề.
3. Lĩnh vực hành nghề hoạt động xây dựng
(Thực hiện Điều 10 Thông tư 12/2009/TT-BXD)
3.1. Các lĩnh vực hành nghề kiến trúc sư bao gồm:
a) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
b) Thiết kế kiến trúc công trình;
c) Thiết kế nội – ngoại thất công trình.
3.2. Các lĩnh vực hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng bao gồm:
a) Khảo sát xây dựng bao gồm:
– Khảo sát địa hình;
– Khảo sát địa chất công trình;
– Khảo sát địa chất thủy văn.
b)Thiết kế xây dựng bao gồm các chuyên môn chủ yếu dưới đây:
– Thiết kế kết cấu công trình;
– Thiết kế điện công trình;
– Thiết kế cơ điện công trình;
– Thiết kế cấp – thoát nước;
– Thiết kế cấp nhiệt;
– Thiết kế thông gió, điều hòa không khí;
– Thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong xây dựng công trình;
– Thiết kế phòng cháy – chữa cháy;
– Thiết kế các bộ môn khác.
3.3. Lĩnh vực chuyên môn giám sát thi công xây dựng:
a) Giám sát công tác khảo sát xây dựng bao gồm:
– Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình;
– Giám sát công tác khảo sát địa chất thủy văn;
b) Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện;
c) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;
d) Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.
4. Điều kiện được cấp chứng chỉ
(Thực hiện Điều 6 Thông tư 12/2009/TT-BXD)
4.1. Điều kiện chung:
a) Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định tại mục IV của Hướng dẫn này và nộp lệ phí theo quy định.
4.2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư:
a) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 mục III Hướng dẫn này;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
c) Có kinh nghiệm trong công tác thiết kế ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế kiến trúc (hoặc thiết kế nội – ngoại thất) ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
4.3. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư:
a) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 mục III Hướng dẫn này;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
c) Có kinh nghiệm về lĩnh vực xin đăng ký hành nghề ít nhất 5 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 5 công trình.
4.4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình:
a) Có các điều kiện quy định tại khoản 1 mục III Hướng dẫn này;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu đỏ) hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp (đối với chứng chỉ hành nghề loại màu hồng) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung xin đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
c ) Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 công trình được nghiệm thu bàn giao;
d) Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 năm trở lên (áp dụng đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành);
đ) Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình xin cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp.
Giấy đăng ký kinh doanh của công ty quý khách không có ngành nghề nào liên quan đến việc tư vấn thiết kế công trình, vì thế nếu muốn hành nghề này công ty của quý khách phải thay đổi ĐKKD, bổ sung ngành nghề để được hoạt động.
Trên đây là nộ dung tư vấn, xin gửi đến quý khách hàng tham khảo.