Công ty luật Việt Phú: Minh bạch tài sản riêng – chung

54

Luật đang làm khó các giao dịch dân sự – kinh tếvới không ít điều luật đã và đang là của ải với người dânlẫn các cơ quan chức năng khi giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản (TS) riêng, chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc ly hôn.

Sau hơn 10 năm thực thi, Luật HN&GĐ có nhiều điểm chưa rõ ràng, dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau trong vấn đề liên quan đến tài sản của vợ, chồng.Các chế địnhsở hữu của vợ chồng chưa được quy định rõ ràng trong luật và thiếu cơ chế công khai tài sản riêng, tài sản chung đã tạo nên các tình huống thiếu nhất quán và vận dụng tùy tiệncho các giao dịch dân sự, kinh tế.

Tại khoản 1, Điều 33 quy định: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này)”. Thế nhưng trên thực tiễn, vợ (chồng) có TS riêng lại không thể thực hiện được giao dịch liên quan đến TS của mình. Vì để an toàn trong giao dịch, giao dịch liên quan đến TS riêng của một bên vợ, chồng chỉ được chấp nhận khi có thoả thuận xác nhận của vợ, chồng hoặc các thành viên sống chung với người xác lập giao dịch.

Theo Luật hiện hành, TS chung phải đăng ký sở hữu hoặc quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng. Tuy nhiên trên thực tế, khi áp dụng vào thực tiễn, rất nhiều trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất là tài sản chung cả hai vợ chồng nhưng chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng, những tài sản khác (phương tiện giao thông, tài khoản tín dụng, vốn góp doanh nghiệp…) cũng chỉ ghi tên bên vợ, chồng. Luật lại không có quy định về hậu quả pháp lý của vấn đề này nên đã làm phát sinh nhiều hệ luỵ.

Luật HN&GĐ đã có những điều, khoản quy định về việc xác định TS chung và TS riêng trong hôn nhân. Thế nhưng trên thực tế, việc phân định rõ ràng TS chung và TS riêng của vợ chồng rất phức tạp. Văn hóa Việt Nam xem xétTS trong hôn nhân luôn được xem xét dưới góc độ “của chồng công vợ”. Theo đó, mọi TS mà vợ chồng có được sau khi kết hôn đều được xem làm “của chung” và vợ chồng đều có quyền được hưởng ngang nhau trong khối TS chung đó. Với văn hóa Người Việt vẫn còn mang nặng tâm lý ngại ngùng khi đề cập đến vấn đề xác định rõ ràng TS riêng khi kết hôn. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ khi lấy chồng được bố mẹ cho tài sản dưới hình thức là của hồi môn.

Thực tế không mấy aiyêu cầu bạn đời công nhận rõ ràng trước pháp luật đó là khối TS riêng của vợ hay chồngvà người kiakhông có quyền định đoạt số tài sản ấy. Đa phần thường đưa số TS riêng ấy sử dụng chung trong hôn nhân và vô tình làm mất  quyền sở hữu TS riêng của mình. Vì thế, khi hôn nhân có sự cố, họ phải chấp nhận thiệt thòi.

Trong khi đóviệc xác lập TS riêng trong quá trình chung sống cũng là vấn đề nan giải. Đôi khi việc phân định TS riêng – chung rõ ràng lại bị đánh giá là không muốn gắn kết hôn nhân bền vững. Bởi vợ chồng rất khó chấp nhận chuyện “sống chung nhưng của lại riêng”. Việc tạo lập TS riêng dù được luật pháp công nhận nhưng trên thực tế để xác định rõ ràng quyền sở hữu khối TS riêng ấy vẫn rất khó khăn.

Luật HN&GĐ cho phép vợ, chồng có quyền có TS riêng nhưng lại quy định “nhập nhằng” quyền định đoạt nó khi đưa TS riêng vào sử dụng chung trong gia đình: Cụ thể khoản 4, khoản 5 Điều 33 quy định: “TS riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. Trong trường hợp TS riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ TS riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt TS đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng”. Thực tế, khi TS riêng đưa vào sử dụng chung thì được xem là TS chung của vợ chồng và khi ly hôn mặc nhiên số tài sản ấy được chia đôi. Điều này gây thiệt hại không ít cho bên có TS bởi có những cuộc hôn nhân chỉ vì tài sản.

Vớitổng kết và hướng dẫn xét xử của ngành tòa án hàng năm, có các vấn đề về xác định và nguyên tắc chia TS giữa vợ chồng. Điều đó cho thấy các tranh chấp về TS giữa vợ chồng luôn phức tạp, gặp nhiều vướng mắc trong công tác xét xử hay thi hành án. Ngayđánh giá của TANDTC thìcác toà địa phương dễ gặp sai sót khi giải quyết án hôn nhân gia đình ở việcxác định TS riêng- chung của vợ chồng. Nhiều bản án đã bị huỷ vì xác định chưa chính xác, không hợp lý nguồn gốc tài sản.và các Luật sư bị rơi vào “tình trạng thỏa hiệp” với Tòa để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ  của mình.

Ngoài các vấn đề đất đai, còn các tài sản khác như chứng khoán, tài sản trong doanh nghiệp thì Luật giải quyết ra sao? Cần chế định rõ ràng để tránh hiểu khác nhau và dẫn đếnkhông ít vụ án tranh chấp tài sản giữa vợ chồng phải kéo dài hết năm này qua năm khác.

Không chỉ vấn đề quyền sở hữu tài sản còn gặp nhiều bất cập, vấn đề về sống ly thân của vợ chồng cũng nảy sinh không ít vướng mắc như nghĩa vụ về tình cảm, vật chất đối với con cái, vợ chồng, gia đình hai bên… Không ít vụ tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng kéo dài hết năm nay qua năm khác.

Ví dụ như trường hợp Chị Nbán số TS riêng là của hồi môn bao gồm vàng và trang sức để đầu tư chứng khoán. Giao dịch thành công trong lĩnh vựcchứng khoán, Chị Nmua một mảnh đất đứng tên một mình và tự hiểuđó là TS riêng trong hôn nhân. Thế nhưng khi Chị Nbán đất thì gặp khó khăn vì chồng Chị Nkhông ký vào các thủ tục giao dịch bán đất. Vì thế Chị Nvẫn không thể nào bán nổi mảnh đất ấy. Rõ ràng, Luật cho phép Chị N có quyền có TS riêng trong hôn nhân nhưng lại không đượctoàn quyền định đoạt nó. Giới luật sư thừa nhận, hiện nay trường hợp vợ (hay chồng) có tài sản riêng trong hôn nhân nhưng vẫn không có toàn quyền định đoạt khối tài sản đó như trường hợp trên của Chị N rất phổ biến.

Dưới góc độ xã hội, kinh tế phát triển kéo theo ý thức con người cũng thay đổi. Mỗi người sẽ tự độc lập về thu nhập cũng như quan điểm sống, tức là bản ngã cái Tôi hiện hữu hơn. Họ cần được thể hiện quyền riêng tư cá nhân cao hơn thời kỳ kinh tế khó khăn mà các cặp hôn nhân phải dựa vào nhau vượt qua sóng gió cuộc sống. Và phải thừa  nhận mặc định rằng không có gì bảo đảm hôn nhân là bền vững mãi mãi thay cho quan điểm trước đây hay cho rằng cuộc sống vợ chồng là duy nhất, hạnh phúc song hành cùng nhau đến suốt đời. Việc cuộc sống vợ chồng là duy nhất, hạnh phúc song hành cùng nhau đến suốt đời cần phải xem đó là may mắn, là số ít nên Cần thiết phải xây dựng chế định hôn ước tài sản (HƯTS) bắt buộc vào Luật HN&GĐ để tránh những bất cập mà thực tế đang gặp phải.

Trên thế giới, vấn đề HƯTS đã được đặt ra từ lâu, theo đó khi kết hôn, vợ chồng sẽ phải ký một bản hợp đồng hôn nhân thoả thuận về TS riêng, TS chung trong thời kỳ hôn nhân và khi ly hôn. Và để phù hợp với từng hoàn cảnh, nhiều chế độ HƯTS đã được xác lập để bảo đảm quyền lợi và tránh thiệt thòi cho cả vợ hoặc chồng. Với các nước phát triển,HƯTS rất có ưu điểm nhưng liệu khi áp dụng tại Việt Namcó phù hợphay không? Bởi việc xác định TS tiền hôn nhân cũng như TS hôn nhân của vợ, chồng ở nước ngoài khá dễ dàng vì phần lớn mọi người đều  có TS (thu nhập) trước hôn nhân rõ ràng, minh bạchvà Nhà nước dễ dàng kiểm soát được thu nhập. Còn tại Việt Nam vấn đề xác minh TS tiền hôn nhân gặpkhó vì trước khi kết hôn đa số gần như không có TS riêng. Mặt khác, việc kê khai TS sau khi kết hôn gặp khó vì thực tế vợ, chồng khó kiểm soát được thu nhập của nhau, và cả Nhà nước cũng không kiểm soát được. Như vậy, việc đưa hôn ước vào Luật HN&GĐ không chỉ phù hợp với xu hướng chung với thế giới, mà còn là cơ sở để giúp tháo gỡ một số tồn tại bất cập trong Luật hiện hành.

Với vấn đề đưa HƯTS vào Luật, Nhiều Luật sư cho rằngLuật nên có điều khoản cho phép vợ chồng thoả thuận TS trước khi kết hôn, đó chính là HƯTS trong hôn nhân. Trong đó quy định rõ TS riêng của vợ, chồng có trước khi kết hôn. Số TS này sẽ được định đoạt như thế nào trong hôn nhân nếu nhập hoặc không nhập vào TS chung. Sau khi kết hôn, thu nhập của vợ, chồng sẽ thuộc TS gì. Nếu đó là TS chung thì không vấn đề gì nhưng nếu đó là tài sản riêng của một bên thì họ phải có thoả thuận đóng góp vào nhu cầu chung của gia đình như thế nào? Trong trường hợp chẳng may ly hôn, việc chia TS được thoả thuận ra sao?

Hầu hết trước khi kết hôn, người ta sẽ không hình dung rõ được thực tế sau khi kết hôn sẽ ra sao. Sau một thời gian chung sống, họ phát hiện ra những nội dung đã thoả thuận trước đó không phù hợp với hiện tại thì có thể được thay đổi.Việc xây dựng chế địnhHƯTS được lập vào khi nào, có hiệu lực ra sao. Hôn ước này có được thay đổi và thoả thuận lại hay không. Những quan điểm này thật sự cần thiết sự đóng góp ý kiến cũng như quan điểm của những nhà chuyên môn. Đặc biệt là giới luật sư là những người thường xuyên đụng chạm vấn để tài sản riêng – chung.

Luật sư Đỗ Minh Phương – Đoàn luật sư Tp. Hà Nội

, , , , , , , , , , , , ,